"Vận đen" liên quan tới ông Tất Thành Cang vẫn "bám" Quốc Cường Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 của CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) do mẹ Cường Đôla làm chủ tịch HĐQT vẫn còn khoản phải trả là tiền đã nhận của Sunny cho dự án Phước Kiển gần 2.883 tỷ đồng. Đây là dự án có liên quan tới ông Tất Thành Cang và công ty Tân Thuận.
CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) do bà Nguyễn Thị Như Loan, mẹ Cường Đôla làm chủ tịch HĐQT vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 với lãi ròng trong quý 2/2019 gấp gần 7 lần so cùng kỳ.
Gặp khó trong phê duyệt dự án
Cụ thể, doanh thu thuần trong kỳ của QCG gần 196 tỷ đồng, tăng 126% so quý 2/2018. Trong đó, doanh thu bất động sản hơn 92 tỷ đồng, doanh thu bán hàng hóa hơn 74 tỷ đồng và còn lại là doanh thu bán điện.
Lãi gộp quý 2/2019 của QCG gấp 3 lần so cùng kỳ, ghi nhận gần 37 tỷ đồng. Biên lãi gộp cũng đã cải thiện từ 13% (quý 2/2018) lên 19% (quý 2/2019).
Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý trong thuyết minh báo cáo tài chính của Quốc Cường Gia Lai là khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn (trả tiền đặt cọc mua căn hộ) chỉ hơn 5 tỷ đồng, không thay đổi trong suốt 6 tháng qua.
Điều đó cho thấy Quốc Cường Gia Lai của gia đình Cường Đôla đang gặp phải khó khăn trong việc được phê duyệt dự án. Điều này cũng đã được bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ Cường Đôla) giải trình tại ĐHCĐ thường niên 2019. Theo bà Nguyễn Thị Như Loan, doanh nghiệp cứ luẩn quẩn trong vòng xoáy pháp lý. Lần khác, trong cuộc họp với lãnh đạo UBND TP HCM, bà Loan còn phát biểu “muốn tự tử khi xin giấy phép nhiều lần không thành”.
 
Bà Nguyễn Thị Như Loan kêu khó khăn trong việc phê duyệt dự án
Không có dự án mới nhưng trong quý II, công ty nhà Cường Đôla còn căn hộ để bàn giao cho khách hàng. Đây là lý do khiến doanh thu gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm trước, đạt 196 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế đạt 31 tỷ đồng, gấp 7 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng, Quốc Cường Gia Lai đạt doanh thu 573 tỷ đồng, tăng 31% nhưng lợi nhuận sau thế lại giảm 15%, còn 37 tỷ đồng. So với kế hoạch năm, công ty thực hiện 46% doanh thu và 22% lợi nhuận.
Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính của Công ty tăng mạnh, gấp gần 11 lần so với con số ghi nhận trong quý 2/2018, ghi nhận hơn 11 tỷ đồng. Song song đó, chi phí tài chính cũng giảm mạnh chiếm hơn 537 triệu đồng, trong khi cùng kỳ hơn 9.5 tỷ đồng.
Tại ngày 30/06/2019, tiền và các khoản tương đương tiền của QCG giảm mạnh 78% so đầu năm, còn hơn 29 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt chỉ gần 9,8 tỷ đồng, tiền gửi ngân hàng hơn 19 tỷ đồng.
Hàng tồn kho tính đến thời điểm cuối kỳ ghi nhận gần 7.766 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so đầu năm 2019. Bất động sản dở dang chiếm 94% hàng tồn kho, tương đương gần 7.290 tỷ đồng. Bất động sản dở dang được ghi nhận ở đây chủ yếu là các khoản chi phí đền bù, tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến các dự án.
Đối với chi phí xây dựng cơ bản dở dang, trong tổng giá trị hơn 257 tỷ đồng thì dự án nông trường cao su chiếm hơn 239 tỷ đồng và dự án thủy điện Ayun Trung chiếm gần 17 tỷ đồng.
Trong mục đầu tư tài chính dài hạn, khoản mục đầu tư góp vốn vào đơn vị khác gấp 6 lần so đầu năm, từ con số gần 22 tỷ đồng lên hơn 134 tỷ đồng tại ngày 30/06/2019.
Nợ phải trả của Quốc Cường Gia Lai chiếm gần 6.681 tỷ đồng, tương đương gần 62% nguồn vốn, trong đó hơn 6.264 tỷ đồng là nợ ngắn hạn.
Tính đến 30/6, Quốc Cường Gia Lai đã trả 206 tỷ đồng cho bà Nguyễn Thị Như Loan để giảm 69% khoản nợ xuống còn 93,5 tỷ đồng so với cuối năm 2018. Tuy nhiên, công ty nhà Cường Đôla lại vay thêm 51 tỷ đồng từ con gái bà Loan là Nguyễn Ngọc Huyền My.
Chưa giải quyết dứt điểm dự án Phước Kiển
Một điểm đáng lưu ý nữa trong báo cáo tài chính của Quốc Cường Gia Lai là khoản phải trả là tiền đã nhận của Sunny cho dự án Phước Kiển gần 2.883 tỷ đồng.
 
Dự án Phước Kiển 
Dự án Phước Kiển được Quốc Cường Gia Lai hạch toán vào báo cáo tài chính từ năm 2009, với tên gọi ban đầu là dự án Đất nền Phước Kiển, giá trị dở dang khi đó là 762 tỷ đồng.
Khoản tạm ứng của Sunny Island “cứu trợ” cho QCGL là theo Biên bản thỏa thuận ghi nhớ ký giữa hai bên vào ngày 15/10/2016. “Theo đó, tập đoàn sẽ chuyển nhượng 100% quyền sở hữu của tập đoàn trong một công ty sẽ được thành lập từ việc góp vốn bằng toàn bộ dự án Phước Kiển của tập đoàn cho Sunny”, QCG cho biết.
Liên quan đến việc chuyển nhượng, đầu năm 2017, Sunny đã chuyển cho công ty nhà Cường Đôla hơn 2.000 tỷ đồng để tạm ứng, tăng lên 2.882,8 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm và không thay đổi cho đến thời điểm hiện tại.
Nói cách khác, Sunny Island đã tạm dừng rót vốn cho QCGL, khi dự án Phước Kiển chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng để bàn giao theo cam kết.
Liên quan đến dự án Phước Kiển, như Dân Việt đã đưa, UBKT Thành ủy TP. HCM kết luận, trong quá trình thực hiện hợp tác, chuyển nhượng khu đất Phước Kiển nêu trên, Công ty Tân Thuận đã tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Văn phòng Thành ủy về việc chỉ định hợp tác, chuyển nhượng cho Quốc Cường Gia Lai là không đúng quy định của Thành ủy và các quy định của pháp luật; không họp bàn bạc nên chuyển nhượng với giá thấp hơn giá thị trường, thấp hơn giá đền bù dự kiến cho người dân.
Kết luận bước đầu của Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM cũng nêu rõ trách nhiệm của Phó bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang. Theo đó, ông Tất Thành Cang chấp thuận chủ trương chuyển nhượng đất đã đền bù của Công ty Tân Thuận và chấp thuận chuyển nhượng cho Quốc Cường Gia Lai là không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định của pháp luật.
 
Ông Tất Thành Cang
Đồng thời, ông Tất Thành Cang không báo cáo Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy trước khi quyết định. Thiếu kiểm tra việc thực hiện các kết luận chỉ đạo của mình, việc chuyển nhượng theo Hợp đồng 203/HĐKT/2017 có nguy cơ gây thất thoát lớn cho Đảng bộ TP.
Liên quan tới ông Tất Thành Cang, cuối tháng 2 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, quy trình xử lý công việc; vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc Đảng bộ TPHCM.
Do các sai phạm nghiêm trọng nói trên, ông Tất Thành Cang đã bị Ban Chấp hành Trung ương kỷ luật bằng hình thức cách chức ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM.
Nguyễn Ngân (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.