Vấn đề di cư khiến chính phủ Hà Lan sụp đổ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Ngày 7/7, Chính phủ liên minh của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã sụp đổ do bất đồng không thể vượt qua về cách giải quyết vấn đề người di cư.
Hà Lan nổi tiếng với chính sách tiếp nhận người di cư siết chặt. Ảnh: CNN

Hà Lan nổi tiếng với chính sách tiếp nhận người di cư siết chặt. Ảnh: CNN

Ông Rutte, 56 tuổi, vị lãnh đạo cầm quyền lâu nhất tại Hà Lan và một trong những chính khách kỳ cựu nhất của châu Âu, thông báo 4 đảng trong liên minh cầm quyền đã không thể đi đến thỏa thuận sau những ngày đàm phán căng thẳng.

Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ việc đảng Đảng Nhân dân Tự do và Dân chủ (VVD) của Thủ tướng Mark Rutte thúc đẩy hạn chế dòng người xin tị nạn đến Hà Lan, nhưng vấp phải sự phản đối của 2 trong số 4 đảng.

Nhiều tháng qua, liên minh này đã liên tục thảo luận để tìm ra giải pháp nhằm giảm dòng người di cư mới đến đất nước gần 18 triệu dân. Các đề xuất được đưa ra bao gồm việc phân loại thành 2 loại tị nạn, một loại tạm thời dành cho những người chạy trốn xung đột, và một loại vĩnh viễn dành cho những người cố gắng thoát khỏi sự đàn áp, đồng thời giảm số lượng thành viên gia đình được phép tham gia cùng những người xin tị nạn ở Hà Lan.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi các cuộc đàm phán đổ bể, Chủ tịch đảng Tự do (VVD) trung hữu thừa nhận: “Các đối tác trong liên minh cầm quyền có những quan điểm rất khác nhau về chính sách di cư… Chúng tôi đã kết luận rằng không thể vượt qua được những khác biệt. Vì vậy, tôi sẽ sớm trình đơn từ chức lên nhà Vua”.

Ủy ban bầu cử Hà Lan cho biết cuộc bầu cử mới dự kiến sẽ được tổ chức sớm nhất vào giữa tháng 11 tới. Ông Rutte sẽ điều hành một chính phủ tạm quyền cho tới khi bầu cử diễn ra.

Hà Lan là một trong những nước châu Âu có chính sách nhập cư khó khăn nhất nhưng dưới áp lực của các đảng cánh hữu, ông Rutte trong nhiều tháng đã cố gắng tìm cách giảm hơn nữa dòng người xin tị nạn. Đơn xin tị nạn ở Hà Lan đã tăng 1/3 vào năm ngoái lên hơn 46.000 và chính phủ dự báo con số này có thể tăng lên hơn 70.000 trong năm nay, vượt qua mức cao nhất trước đó được ghi nhận vào năm 2015.

Hiện người Hà Lan phải đối mặt với một trong những chiến dịch tranh cử chia rẽ nhất trong nhiều năm trở lại đây. Đảng mới Phong trào Công dân-Nông dân (BBB), do những người nông dân phản đối các quy định môi trường của chính phủ đứng đầu, sẽ tìm cách lặp lại thành công như trong cuộc bầu cử Thượng viện đầu năm nay.

Chủ tịch đảng này, bà Caroline van der Plas đã từ chối tham gia liên minh với ông Rutte và không loại trừ khả năng đứng ra nhận chức Thủ tướng nếu đảng của bà giành nhiều ghế nhất trong cuộc tổng tuyển cử tới.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

(GLO)- Lâu nay, hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc và thả rác thải của Triều Tiên gây nên mâu thuẫn và căng thẳng giữa 2 nước. Tuy nhiên mới đây, đến lượt Triều Tiên tố Hàn Quốc sử dụng truyền đơn và đồ dùng mà Bình Nhưỡng gọi là rác rưởi sang lãnh thổ của mình với mục đích chống phá.