Uống trà tỏi tốt cho người bị tiểu đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỏi đã được sử dụng từ lâu đời vì các đặc tính y học của nó. Loại cây này có nguồn gốc từ Trung Á và có ở nhiều dạng khác nhau bao gồm tỏi sống, bột, dầu và các chất bổ sung.
 
Tỏi ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tỏi ẢNH: SHUTTERSTOCK

Tỏi là một thành phần quan trọng trong hầu hết các món cà ri và súp của Ấn Độ.

Để gặt hái những lợi ích sức khỏe của nó, nhiều người thích tiêu thụ tỏi với nước ấm khi bụng đói. Nếu bạn không thích ăn tỏi theo cách này, bạn có thể thử trà tỏi, có thể được làm bằng mật ong, tỏi, chanh và nước.
Trà tỏi
Trà tỏi tốt nhất cho những người không được uống trà thường xuyên do huyết áp cao hoặc lượng đường trong máu cao.
Trà tỏi không có caffein nên rất tốt cho những người đang tránh caffein. Tỏi có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, trên thực tế, bạn cũng có thể thêm một ít gừng và quế vào trà tỏi, để cải thiện lợi ích sức khỏe và tăng hương vị.
Không chỉ vậy, tỏi còn tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, tăng mức năng lượng và cải thiện sự trao đổi chất của bạn.
8 cách uống trà tỏi tốt cho bệnh nhân tiểu đường loại 2
 
Trà tỏi không có caffein nên rất tốt cho những người đang tránh caffein. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Trà tỏi không có caffein nên rất tốt cho những người đang tránh caffein. Ảnh: SHUTTERSTOCK
1. Trà tỏi làm giảm a xít amin homocysteine, một yếu tố nguy cơ rất lớn đối với bệnh nhân tiểu đường.
2. Trà tỏi là một thức uống kháng sinh mạnh mẽ, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và khả năng miễn dịch của bạn.
3. Bệnh tiểu đường có thể gây ra chứng viêm trong cơ thể, mà tỏi có thể giúp giảm bớt.
4. Tiêu thụ tỏi đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường loại 2, theo Times of India.
5. Trà tỏi giúp giảm cholesterol và giảm các nguy cơ sức khỏe khác liên quan đến bệnh tiểu đường.
6. Tỏi có vitamin C, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giữ cho các cơ quan của chúng ta hoạt động và khỏe mạnh.
7. Trà tỏi là một chất thay thế lành mạnh cho trà bình thường. Trà bình thường có thể gây hại cho bạn nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường.
8. Trà tỏi giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn và giữ cho huyết áp của bạn trong tầm kiểm soát.
Cách làm trà tỏi
1. Lấy một cái chảo và đun sôi một cốc nước trong đó. Thêm một ít gừng đập dập, 1 thìa tỏi đập dập và một ít hạt tiêu đen.
2. Để trà ngấm trong 5 phút.
3. Lấy chảo ra khỏi bếp, lọc trà và đun nóng.
4. Bạn có thể thêm một ít quế, chanh và một ít mật ong để tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng của nó, theo Times of India.
Theo Khuê Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

(GLO)- Từ ngày 23 đến 25-4, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính cho 34 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác dinh dưỡng tuyến huyện thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2024.
Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.