Uống 4-5 ly cà phê mỗi ngày, quý ông hưởng lợi bất ngờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuộc nghiên cứu kéo dài 22 năm của các nhà khoa học Na Uy và Hà Lan đã thêm một bất ngờ mới vào danh sách dài các lợi ích sức khỏe của cà phê, lần này chỉ dành riêng cho quý ông.

Công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Trường Đại học Khoa học và công nghệ Na Uy và Trung tâm Y tế Đại học Leiden (Hà Lan) cho biết họ đã theo dõi 7.381 người, cả nam và nữ, trong thời gian gần 22 năm để tìm hiểu tác động của thói quen uống cà phê và trà lên não bộ.

Cà phê có thể giúp quý ông đẩy lùi bệnh Alzheimer và các dạng mất trí nhớ khác ở mức 4-5 ly mỗi ngày - Ảnh minh họa từ Internet

Cà phê có thể giúp quý ông đẩy lùi bệnh Alzheimer và các dạng mất trí nhớ khác ở mức 4-5 ly mỗi ngày - Ảnh minh họa từ Internet

Mục tiêu chính là xác định thức uống nào và uống như thế nào có thể giúp đẩy lùi chứng mất trí nhớ/sa sút trí tuệ - một nhóm bệnh nan y trong đó phổ biến nhất là Alzheimer - mà các nhà khoa học thế giới nỗ lực phát minh thuốc chữa nhưng chưa ai thành công.

Sau 22 năm, toàn bộ người tham gia đều đã trên 70 tuổi và được khám sàng lọc để xem xét khả năng nhận thức.

Kết quả cho thấy các quý ông uống "hơi nhiều" cà phê ở mức 4-5 ly/ngày hưởng lợi nhiều nhất, giúp giảm rõ rệt nguy cơ sa sút trí tuệ so với những người không uống hoặc uống chỉ 1 ly.

Tuy nhiên, các kết quả cũng cho thấy việc uống quá nhiều cà phê là không tốt cho cả hai giới, đặc biệt là phụ nữ. Xét riêng bệnh Alzheimer, nhóm uống 4-7 ly cà phê mỗi ngày lại có sự tăng nguy cơ khi tính chung cả nam và nữ. Với việc hưởng lợi của quý ông, nữ giới nên cẩn thận với con số này, ngay cả khi không có nguy cơ di truyền.

Ngoài ra uống trên 6 ly mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ suy giảm trí tuệ nhẹ ở cả 2 giới. Nguy cơ mắc nhóm bệnh mất trí nhớ/sa sút trí tuệ rõ rệt nhất ở những phụ nữ uống trên 8 ly cà phê mỗi ngày.

Nhóm nghiên cứu không tìm thấy mối tương quan giữa nhóm bệnh này với trà.

Theo các tác giả, cà phê là một trong những thức uống phổ biến nhất thế giới nên việc xem xét cụ thể lợi ích và nguy cơ từng mức uống khác nhau đem lại giá trị rất lớn trong quản lý sức khỏe cộng đồng.

Trong khi đó, nhóm bệnh mất trí nhớ/sa sút trí tuệ đang có xu hướng gia tăng mạnh trên toàn cầu và nằm trong "top 10" các nguyên nhân gây tử vong sớm trên thế giới, cũng như làm suy giảm chất lượng sống nghiêm trọng ở người mắc bệnh.

Nhóm bệnh này được dự đoán sẽ là gánh nặng y tế khổng lồ khi dân số bị già hóa, nên các nhà khoa học khắp thế giới vẫn đang nỗ lực tìm thuốc chữa cũng như xác định các phương án phòng bệnh sẵn có - ví dụ như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.