Ước vọng đầu năm ở làng cao su tiểu điền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày Tết cổ truyền, chúng tôi trở lại làng Mor (xã Đak Tơ Ver, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây là một trong những ngôi làng phát triển cây cao su tiểu điền lớn nhất huyện Chư Păh, trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ đồng bào dân tộc Jrai từ nhiều năm nay. 

Từ nhiều năm nay, làng Mor vẫn thường được nhiều tư thương từ tỉnh Kon Tum đến thu mua các mặt hàng nông sản, đặc biệt là mủ cao su do người dân tự trồng và khai thác. Nhờ cây cao su tiểu điền, đến nay làng Mor trở nên trù phú, kinh tế của người dân phát triển mạnh nhất xã.

Sau khi chia tách, làng Mor hiện có khoảng 120 hộ gia đình, chủ yếu là người Jrai, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, một số hộ dân trong làng tự đầu tư trồng cao su tiểu điền, phát triển kinh tế. Đến nay, toàn xã Đak Tơ Ver có hơn 267 ha cao su tiểu điền, riêng làng Mor có khoảng 177 ha do người dân học tập kinh nghiệm rồi đầu tư trồng, khai thác bán cho tư thương, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Ông Hmir bên cơ ngơi khang trang nhờ thu nhập từ vườn cao su tiểu điền. Ảnh: Nguyễn Diệp

Ông Hmir bên cơ ngơi khang trang nhờ thu nhập từ vườn cao su tiểu điền. Ảnh: Nguyễn Diệp

Là một trong những người tiên phong phát triển cây cao su tiểu điền ở làng Mor, ông Hmir phấn khởi nói: Gia đình tôi hiện có hơn 8 ha cao su tiểu điền đang trong giai đoạn kinh doanh. Mỗi buổi sáng các thành viên trong gia đình chia nhau đi từng vườn cạo mủ, vận chuyển về nhà, cuối tuần bạn hàng đến tận nhà thu mua chứ không phải lo đầu ra. Mừng nhất là năm nay giá cả trên thị trường tăng cao hơn trước nên những hộ trồng cao su tiểu điền đều có nguồn thu nhập ổn định hơn so với trồng mía, lúa nước và mì. Riêng gia đình tôi trong năm vừa rồi mỗi tuần thu về bình quân hơn 20 triệu đồng/tuần, cá biệt có những tháng giá tăng cao đột biến có thể đạt 30-40 triệu đồng/tuần. “Mong sao bước sang năm mới 2023 giá mủ tiếp tục giữ ổn định để bà con có nguồn thu nhập ổn định từ cây cao su tiểu điền”-ông Hmir-chia sẻ.

Cách đó không xa, ông Hnhit cho biết: Gia đình tôi cũng có 7 ha cao su, trong đó có 4 ha đang trong giai đoạn khai thác. Cao su là nguồn thu nhập chính của gia đình mỗi năm cũng được vài trăm triệu đồng. Năm 2023, tôi hy vọng giá mủ cao su giữ ổn định và tăng cao để người dân có nguồn thu nhập khá, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số...

Nhờ thu nhập cao từ vườn cao su tiểu điền, nhiều người dân trong làng Mor đã xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Nguyễn Diệp

Nhờ thu nhập cao từ vườn cao su tiểu điền, nhiều người dân trong làng Mor đã xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Nguyễn Diệp

Trao đổi với P.V, ông Trần Thành Trung-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Tơ Ver-cho biết: Nhờ cao su tiểu điền, một số hộ dân trong làng có nguồn thu nhập từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo theo tiêu chí đa chiều ngày càng giảm. Để giúp bà con phát triển cây cao su tiểu điền ổn định, thời gian tới UBND xã đã liên hệ với Nông trường Cao su Hà Tây (Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Păh) liên kết sản xuất, thu mua mủ cao su cho người dân. Bên cạnh đó, thu hút được thanh niên trong làng vào làm công nhân cạo mủ cao su để xây dựng cuộc sống ấm no…

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.