UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 8-1, UBND tỉnh Gia Lai có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Cục Thuế tỉnh đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp tuyên truyền quy định pháp luật về hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19-10-2020. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, hoàn thuế giá trị gia tăng nhằm phát hiện người nộp thuế sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp và xử lý theo quy định pháp luật về thuế. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm về hóa đơn có dấu hiệu tội phạm thì phối hợp với cơ quan Công an điều tra, xử lý theo quy định.

Đồng thời, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai ngay các giải pháp phù hợp, khả thi để giám sát chặt chẽ việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử, việc lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu; tham mưu UBND tỉnh thành lập các đoàn liên ngành triển khai hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng xăng dầu.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với cơ quan Thuế kiểm tra việc tuân thủ quy định về lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu. Ảnh: T.L

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với cơ quan Thuế kiểm tra việc tuân thủ quy định về lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu. Ảnh: T.L

Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với cơ quan Thuế kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về hoá đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh; việc lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu.

Khi cấp mới, cấp bổ sung, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, Sở phối hợp với cơ quan Thuế rà soát, hướng dẫn người nộp thuế thực hiện việc lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán xăng dầu.

Đồng thời, Sở phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số tại địa phương cho cơ quan Thuế.

Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục phối hợp với cơ quan Thuế trong việc thực hiện các biện pháp quản lý và chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu theo Chỉ thị số 22/CT-UB ngày 23-12-2016 của UBND tỉnh. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 là cột đo xăng dầu và các tổ chức kiểm định phương tiện đo. Phối hợp với cơ quan thuế hướng dẫn áp dụng các giải pháp lập hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng thuận lợi cho doanh nghiệp, đáp ứng quy định về lập hóa đơn, chứng từ bán hàng và các quy định của pháp luật về đo lường.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục triển khai thực hiện quy định về hóa đơn điện tử tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19-10-2020, Công điện số 1123/CĐ-TTg, Công điện số 1284/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 13348/BTC-TCT của Bộ Tài chính. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử của các tổ chức, doanh nghiệp; xử lý theo quy định pháp luật đối với trường hợp có quy định sử dụng hóa đơn điện tử mà không thực hiện.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm quy định về hóa đơn điện tử tại Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19-10-2020 và Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17-9-2021 của Bộ Tài chính.

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu thực hiện xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19-10-2020 của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ: “i) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán”. Khi mua hàng hóa, dịch vụ phải yêu cầu người bán lập hóa đơn điện tử theo quy định để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo thói quen tiêu dùng văn minh và góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch.

Có thể bạn quan tâm

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".