Tỷ phú cựu chiến binh "nói đi đôi với làm"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Từ nghèo khó, một cựu chiến binh với khát vọng, quyết tâm mạnh mẽ đã gầy dựng nên cơ nghiệp trên quê hương thứ 2. Đó là câu chuyện về ông Nguyễn Văn Thiện-Phó Bí thư chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn 4 (xã Trà Đa, TP. Pleiku, Gia Lai).
Ông Thiện sinh năm 1964 tại xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Năm 1982, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ ở Trung đoàn 123 (Sư đoàn 347, Quân đoàn 14, Quân khu 1) đóng quân tại tỉnh Lạng Sơn. Sau 4 năm khoác màu áo lính, ông trở về quê hương lập gia đình.
 Những ngày lam lũ của gia đình ông Thiện đã mang lại trái ngọt. Ảnh: L.V.N
Những ngày lam lũ của gia đình ông Thiện đã mang lại trái ngọt. Ảnh: L.V.N
Nhiều năm bươn chải ở quê nhà, từ buôn bán đến làm ruộng vườn nhưng đất chật người đông, làm ăn khó khăn nên cuộc sống vợ chồng ông vẫn quanh năm kham khổ. Khi ấy, biết mảnh đất Tây Nguyên màu mỡ, khí hậu thuận hòa, ông quyết tâm rời quê hương đi lập nghiệp. Năm 2000, ông bán nhà cửa, ruộng vườn ở quê nhà rồi cùng vợ con vào Gia Lai lập nghiệp với 10 triệu đồng tiền vốn trong tay. Chọn thôn 4 (xã Trà Đa, TP. Pleiku) làm nơi lập nghiệp, ông tiếp tục vay mượn người quen mua hơn 8 sào đất để trồng cà phê.

Bà Nguyễn Thị Thủy Tiên-Phó Bí thư Đảng ủy xã Trà Đa: “Tham gia công tác Đảng và Mặt trận, ông Nguyễn Văn Thiện luôn là người gương mẫu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, ông Thiện còn là người rất cần cù, siêng năng, làm kinh tế giỏi. Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, ông Thiện đều bỏ tiền túi tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã, tham gia đóng góp cho quỹ khuyến học của xã và ủng hộ làm nhà tình nghĩa cho hộ nghèo”.

Những năm đầu tiên ở mảnh đất Tây Nguyên nắng gió là những tháng ngày lam lũ, cực khổ mà mỗi khi nhắc lại ông Thiện không khỏi bùi ngùi: “Ngày ấy, vợ chồng tôi phải lăn lộn đi làm thuê khắp các nơi, ngày cũng chỉ được 15 ngàn đồng mà còn phải trả tiền lãi vay. 2 đứa con trai mới 9, 10 tuổi đã phải đi quanh vùng để nhặt phân bò. Nhà khó khăn đến nỗi con muốn ăn gói mì tôm cũng không có, bữa cơm chỉ quanh quẩn mấy miếng tóp mỡ với chén nước mắm thôi”.
Nhiều thời điểm vất vả, khó khăn đến cùng cực, nhưng với ý chí của một người từng sống trong quân ngũ, ông không cho phép mình nản chí. Ông luôn dặn lòng mình rằng, người không phụ đất thì đất cũng chẳng phụ người. Cùng với mảnh vườn đó, vợ chồng ông nhận khoán thêm 3 ha cà phê. Hàng ngày, vợ chồng ông phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời từ sáng sớm tinh mơ đến tối mịt.
Những ngày tháng lam lũ dần qua khi vườn cà phê, hồ tiêu mang lại “trái ngọt”. Ông tiếp tục mua thêm đất mở rộng diện tích canh tác. Sau 18 năm đặt chân đến vùng đất này, ông đã có trong tay gần 8 ha cà phê, hồ tiêu cùng hơn 5 ha cà phê nhận khoán. Từ một người làm thuê, vợ chồng ông đã phải bỏ tiền ra để thuê nhân công mới có thể quán xuyến hết số lượng công việc. Giá cả thị trường bấp bênh nhưng mỗi năm gia đình ông vẫn thu nhập đều đặn từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, sau khi đã trừ chi phí.  
Hiện nay, 2 người con trai của ông đều đi du học tại Nhật Bản. Không phụ lòng cha mẹ, 2 chàng trai vừa chú tâm học hành, vừa đi làm thêm gửi tiền về phụ giúp gia đình. Ông Thiện chia sẻ: “Ngày trước, tôi quyết định ra đi để mong con cái đổi đời. Dù vất vả thế nào đi chăng nữa cũng phải cho lũ trẻ ăn học đàng hoàng. Nay ước nguyện cũng đã đạt được phần nào. Chỉ cần như thế thì bao năm chịu khó, chịu khổ của bố mẹ cũng có đáng là bao”.
Ngoài việc làm kinh tế, với tư cách là một đảng viên, ông đặc biệt năng nổ trong công tác đoàn thể, dân vận. Người dân trong thôn luôn khâm phục ông ở cái tính thẳng thắn, nói đi đôi với làm. Đặc biệt, năm 2015, ông được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích trong các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động từ năm 2010 đến năm 2015, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Vừa qua, ông được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen với thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động trên địa bàn tỉnh từ năm 2013 đến năm 2017.
Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.