Tự truyện của người về từ địa ngục ma túy - Kỳ 13: Những lời trăng trối đau thương của cha

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ có cha là khác. Ông cũng không nói lời nào, nhưng tôi nhận biết ánh nhìn của cha đầy ắp sự yêu thương cùng hờn giận và thất vọng!
Sau khi dứt hẳn ma túy, ông Xuân không còn gần bạn nghiện - Ảnh: GIA TIẾN
Sau khi dứt hẳn ma túy, ông Xuân không còn gần bạn nghiện - Ảnh: GIA TIẾN
Năm 1996, ngày giỗ mẹ, tôi mò về đốt nhang cho mẹ, vượt qua sự thờ ơ của mọi người trong nhà đối với mình vì không ai còn hi vọng tôi từ bỏ được ma túy.
Cha chỉ muốn con trở lại người bình thường
Đốt nén nhang cho mẹ xong, tôi không dám ở trong nhà với sự lạnh nhạt của anh chị em dành cho mình. Ra vách hông nhà, tôi ngồi buồn rầu suy nghĩ. Bỗng có người vỗ nhẹ vào vai, tôi mở mắt ra nhìn thấy cha đứng trước mặt. Ông cất lời:
- Con ngồi lên tỉnh táo, cha có chuyện nói với con. Cha không mong mỏi hi vọng gì nữa ở con. Cha chỉ muốn khi con được sinh ra bình thường như mọi người, không nghiện ngập gì cả, thì khi cha mất đi con sẽ là con người như vậy để cha không bận lòng về con mà thanh thản ra đi với mẹ con.
Tôi tỉnh hẳn người, tâm trạng xót xa, đau đớn tận cùng. Lúc này cha tôi đã hơn 70 tuổi, nhưng sức khỏe yếu kém trước tuổi vì nỗi khổ nhục do tôi gây ra. Sau ngày đó, hình ảnh cha và những lời dạy bảo như trăng trối cứ hiện lên trong đầu tôi.
Tôi không thể nào quên được hình ảnh cha mẹ suốt đời nuôi dưỡng đàn con của mình. Vượt qua bao khổ cực, cha mẹ tôi tìm ấm no cho con cái. Khi còn nhỏ, tôi chưa thấu cảm hết sự hi sinh vô cùng của cha mẹ.
Hình ảnh mẹ tảo tần thức khuya dậy sớm, dãi nắng dầm mưa chạy chợ mà không bao giờ cho đàn con ra phụ giúp vì chỉ sợ con bị bệnh, không vui chơi được.
Mỗi ngày sau khi tan chợ, mẹ về lại nhà là anh em tụi tôi vui mừng khôn tả, túa ra đón mẹ từ đầu hẻm, tranh giành mang những túi đựng rau quả, thịt cá cho bữa cơm gia đình.
Chắc chắn một điều không bao giờ mẹ quên túi quà mang về cho các con khi là bánh này bánh nọ, lúc là trái nọ trái kia và đủ phần từ đứa lớn đến đứa bé. Mẹ luôn ôm từng đứa vào lòng, hôn lên má đầy yêu thương. Trong nhà rộn rã tiếng cười.
Cha tôi là người mẫu mực. Khi chúng tôi còn nhỏ, cha kèm cặp, dạy dỗ từng đứa con. Cha chỉ đường, dẫn lối cho chúng tôi dần hiểu biết nên người. Suốt cuộc đời cha chỉ có lo toan gia đình, không có lần nào thấy cha để phần gì đó cho riêng mình.
Ngoài giờ làm, cha không đi đâu mà chỉ về nhà hết sửa chỗ này đến sửa chỗ khác, còn không thì tập họp các con lại để kiểm tra bài học từng đứa...
Công lao trời biển của cha mẹ tôi không thể nào nhớ hết được. Mẹ đã mất rồi (trong việc đau lòng này có phần lỗi lớn do tôi). Còn cha thì già yếu. Bổn phận làm con tôi chưa phụng dưỡng được ngày nào mà còn mang lại tủi khổ, âu lo cho cha từng ngày khi tuổi đã gần đất xa trời.
Càng nghĩ lại tuổi thơ trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, càng nghĩ lại tội lỗi bất hiếu của mình, tôi càng dằn vặt, đau đớn. Nhiều đêm tôi không ngủ được mà nước mắt cứ chảy đầm ra mặt.
Tôi thấy mẹ từ cõi nào đó trở về bên tôi với ánh mắt không hề trách giận mà đầy yêu thương, hi vọng. Tôi thấy hình ảnh, lời nói cha dạy bảo như trăng trối rằng chỉ muốn đứa con nghiện ngập trở lại được bình thường lúc cha về với mẹ.
Rồi tôi nhớ lại tháng ngày sống vui khỏe, có lý tưởng và ước mơ, có lẽ sống vì mọi người trong thời gian là đội viên thanh niên xung phong. Càng dằn vặt đau đớn, càng suy nghĩ nhiều, tự dưng đầu óc tôi như được đánh thức, không còn u mê nữa.
Tôi dần dần không còn hứng thú chích choác, cảm thấy sợ lại gần bạn nghiện và ghê sợ cả thể xác lẫn tâm hồn mình khi sáng vã chiều phê...
Người nghiện ma túy thường có những lúc dằn vặt, đau đớn - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH
Người nghiện ma túy thường có những lúc dằn vặt, đau đớn - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH
Giã từ ma túy
Một ngày tôi quyết định từ bỏ ma túy. Tôi tự xin đi cai nghiện để làm theo lời cha dạy bảo để còn kịp báo hiếu với đấng sinh thành.
Suốt khoảng cuộc đời đã đi qua, tôi đã không làm được gì cho bản thân và cho gia đình mình, tôi phải từ bỏ nghiện ngập để được là đứa con cha mong muốn nhìn thấy trước lúc ông nhắm mắt xuôi tay.
Ngày hôm đó, tôi đã tự tìm đến điểm thu gom con nghiện của thành phố và ngồi lặng lẽ chờ đợi. Khi xe tải và lực lượng chuyên trách đến, tôi trình bày ý nguyện được cai nghiện của mình và tự lên xe vào Trung tâm Giáo dục dạy nghề Bình Triệu để giã từ nghiện ngập.
Do lần này có quyết tâm trong tư tưởng, tôi đã trải qua giai đoạn cai nghiện mau chóng và sớm trở về sinh hoạt học tập, lao động.
Qua nhiều thử thách, tôi được chọn vào đội lao động bên ngoài trường và đi làm từ sáng đến cuối ngày cùng với những công nhân khác trong xã hội. Hoàn toàn không còn suy nghĩ bỏ trốn trong đầu tôi nữa.
Rồi thời gian cai nghiện theo quyết định của UBND TP.HCM hết hạn. Không như những lần trước luôn nôn nóng được ra ngoài, lần này tôi không hồi gia mà xin ở lại trung tâm và hợp đồng công nhật làm việc sản xuất thủ công. Chế độ này dành cho những người hết thời hạn cai nghiện muốn được xa cách môi trường ma túy.
Tôi từng bước trưởng thành trong công việc, tạo được niềm tin với ban giám đốc. Rồi tôi được nhận vào làm trong ban điều hành học viên của Trung tâm Bình Triệu để phụ giải quyết các mặt nội quy dành cho học viên cai nghiện.
Đến thời điểm này, tôi đã ở trung tâm để cai nghiện, học tập và làm việc tất cả hơn bốn năm. Tôi được về phép cuối tuần thăm nhà, nhưng khi vào phải qua kiểm tra nước tiểu ngăn ngừa tái sử dụng ma túy.
Cuối năm 2000, cha tôi trở bệnh ngày càng nặng. Ban giám đốc Trung tâm Bình Triệu hiểu sự tình, giải quyết cho tôi đi phép nhiều hơn để có điều kiện chăm sóc cha tôi những ngày cuối đời.
Rồi ngày sinh ly tử biệt đó đã đến! Trong những giây phút cuối cùng giữa các con, cha nằm gối đầu trên đùi tôi. Tay cha run rẩy nắm lấy tay tôi, trên khuôn mặt cha hiện lên sự vừa lòng, thanh thản rồi cha ra đi về với mẹ. Tôi ngậm ngùi ôm lấy người của cha, rồi cất lên những lời:
- Con đã làm được theo lời cha dạy bảo. Con đã lại trở thành đứa con lành lặn, bình thường như lúc được cha mẹ sinh ra. Cha hãy thanh thản ra đi về với mẹ, cha ơi!
Cha tôi từ từ nhắm mắt với phảng phất nụ cười mãn nguyện. Tôi vừa thương xót cha vừa giận mình: phải chi tôi trở lại được là đứa con bình thường sớm hơn. Tình yêu thương và mong mỏi của cha mẹ dành cho tôi có gì lớn lao lắm đâu!
Và từ hôm nay, tôi nhất định sẽ không làm gì cho hương hồn cha mẹ phải đau buồn nữa.
Trải lòng để thêm kinh sợ ma túy
Một ngày cuối năm 2019, tòa soạn báo Tuổi Trẻ tiếp người đàn ông đứng tuổi, gầy gò với gương mặt hằn sâu những nét khắc khổ, từng trải. Đó chính là tác giả Trần Kim Xuân.
Ông đến gửi bài dự thi Khoảnh khắc thay đổi đời tôi lần thứ 2-2019 do báo Tuổi Trẻ tổ chức. Đọc bản thảo viết tay chuyện đời như có máu lửa, có địa ngục trần thế của người đàn ông này, tôi đã nổi da gà và sau đó cuộn trào nỗi xúc động.
Tôi khuyên ông: "Anh hãy viết kỹ hơn, hãy viết như một tự truyện đời mình. Bao năm chìm sâu dưới địa ngục ma túy, trong đường hầm đen tối chỉ có phần con mà không có phần người, cuối cùng anh đã đứng dậy được.
Anh hãy trải lòng tất cả sự thật, dù đó là những gì tệ hại, xấu xa nhất hay phút giây le lói thiện lương để làm bài học cho người khác. Xã hội hiện nay đang có bao người nghiện ngập và có nhiều người trẻ đang dấn vào đường hầm đen tối này. Mong rằng họ đọc chuyện đời anh để biết kinh sợ và tránh xa ma túy".
Và khi bạn đọc xem đến phần thức tỉnh này, sẽ còn một kỳ báo nữa để thêm hiểu người đàn ông này đã trả nợ đời, trả nợ mẹ cha và xã hội như thế nào.
QUỐC VIỆT
Gây bao đau khổ cho mẹ cha, tội lỗi cho xã hội, tôi không muốn ngày mình ra đi mà chẳng làm được việc gì có ích...
_____________________________
Kỳ tới: Trả nợ mẹ cha, trả nợ đời
TRẦN KIM XUÂN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.