Từ ngày 11-3, áp dụng khung năng lực số đối với người học gồm 6 miền năng lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT ngày 24-1-2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Khung năng lực số cho người học bao gồm 6 miền năng lực với 24 năng lực thành phần, được chia thành 4 trình độ từ cơ bản đến chuyên sâu theo 8 bậc. Quy định này bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 11-3.

Theo đó, thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT áp dụng đối với các cơ sở giáo dục, các chương trình giáo dục, đào tạo và người học trong hệ thống giáo dục quốc dân; các tổ chức, cá nhân có liên quan.

hoc-sinh-truong-tieu-hoc-ngo-may-phuong-tra-ba-tp-pleiku-hung-thu-trai-nghiem-tim-kiem-doc-sach-tren-may-tinh-theo-mo-hinh-thu-vien-thong-minh-anh-moc-tra.jpg
Khung năng lực số được sử dụng làm cơ sở để xây dựng tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn để phát triển năng lực số cho người học. Ảnh minh họa: M.T

Khung năng lực số được sử dụng làm cơ sở để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng và phát triển chương trình giáo dục; xây dựng tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn để phát triển năng lực số cho người học.

Đồng thời, khung năng lực số cũng làm cơ sở để đánh giá yêu cầu, kết quả đạt được về năng lực số của người học trong các chương trình giáo dục; xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, đánh giá, công nhận năng lực số của người học; bảo đảm tính thống nhất về yêu cầu năng lực số của người học, làm cơ sở để đối sánh hoặc tham chiếu giữa các chương trình giáo dục, khung năng lực số.

Khung năng lực số cho người học bao gồm 6 miền năng lực: khai thác dữ liệu và thông tin; giao tiếp và hợp tác trong môi trường số; sáng tạo nội dung số; an toàn; giải quyết vấn đề; ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Trong đó, miền năng lực khai thác dữ liệu và thông tin tập trung vào khả năng tìm kiếm, lọc, đánh giá và quản lý dữ liệu; miền năng lực giao tiếp và hợp tác trong môi trường số nhấn mạnh khả năng sử dụng công nghệ số để tương tác, chia sẻ thông tin, làm việc nhóm và tham gia các cộng đồng trực tuyến.

Miền năng lực sáng tạo nội dung số tập trung vào khả năng tạo, chỉnh sửa và chia sẻ nội dung số. Miền năng lực an toàn tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu, thiết bị, sức khỏe và môi trường số.

Miền năng lực giải quyết vấn đề tập trung vào khả năng tư duy phản biện và sáng tạo để xác định, phân tích, giải quyết các vấn đề trong môi trường số.

Miền năng lực ứng dụng trí tuệ nhân tạo tập trung vào việc hiểu, sử dụng và đánh giá các công cụ, hệ thống trí tuệ nhân tạo một cách có đạo đức và trách nhiệm.

Ngoài ra, Thông tư này cũng đưa ra bảng mô tả các năng lực thành phần theo các bậc của Khung năng lực số cho người học một cách chi tiết để làm căn cứ đánh giá kết quả đạt được về năng lực số của người học.

Có thể bạn quan tâm

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

(GLO)- Ngày 17-4, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai Lê Duy Định ký ban hành Quyết định số 290/QĐ-SGDĐT về việc giải thể Trung tâm ngoại ngữ The Star (có địa điểm hoạt động tại số 74 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku), thuộc Công ty TNHH The Star English Center.

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT hiện nay áp dụng văn bản ban hành từ hơn 15 năm trước, trong khi đã thực hiện chương trình mới và thông tư mới về dạy thêm. Do vậy, mỗi nơi đang hiểu và thực hiện theo những cách khác nhau.