Tự hào hai tiếng Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dù đi ngược hay về xuôi, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, mỗi người dân đất Việt đều thành kính hướng về Quốc Tổ Hùng Vương. Từ nét văn hóa độc đáo mà hiếm dân tộc nào trên thế giới có được, năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO vinh danh là di sản phi vật thể tiêu biểu của nhân loại. Niềm tự hào về người Việt, hồn Việt tiếp tục được khơi dậy, qua đó khẳng định sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam.

1. Mỗi dân tộc đều có một đặc điểm riêng về đặc điểm tính cách, làm nên bản sắc riêng không thể hòa lẫn. Trong tác phẩm Đông Dương (viết trong những năm 1923-1924), Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra những căn tính, phẩm chất truyền đời của người Việt qua bao thế hệ, đó là: “Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời nói thánh hiền, thương yêu nòi giống, tôn kính lẽ phải; ghét xa hoa, không hám tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ, hy sinh…”. Một khái quát hết sức cô đọng mà đầy đủ từ tình yêu thương bao la với quê hương, giống nòi.

Trong tập sách nổi tiếng “Người Việt cao quý” xuất bản lần đầu vào năm 1965, nhà văn Vũ Hạnh đã thêm một lần nữa khẳng định những nét đẹp của dân tộc Việt, từ nhân dáng đến tính cách. Nói về đặc điểm gương mặt, ông viết: “Người Việt Nam nào biết quan tâm đến sinh hoạt của đồng bào mình, biết sống một cách hẳn hoi, thực sự cũng không thể nào không đem mình ra dang trải nắng gió, không cùng chung những đau khổ, và những cố gắng mà dân tộc mình phải chịu (…). Do đó, khuôn mặt đẹp nhất của người Việt Nam hiện tại vẫn là khuôn mặt rám nắng, khuôn mặt khắc khổ, là khuôn mặt của những âu lo và của hy vọng, khuôn mặt linh động, phong phú của những con người đang viết những trang lịch sử lớn lao”. Ngay cả đường nét kiến trúc cũng thấm đẫm hồn Việt: “Trong cái bóng mát tỏa xuống khá dày với những hàng cột vững chắc, người Việt còn tìm gặp lại tấm lòng thành kính đối với những gì xa xưa và dễ bắt gặp một vài cánh dơi kỷ niệm chập chờn bay trên đầu mình, đưa họ trở về quá khứ lịch sử”. Bàn về ý thức luân lý, nhà văn Vũ Hạnh khẳng định: “Vì có ý thức luân lý sâu xa như thế nên người Việt Nam bao giờ cũng trọng nhân nghĩa và vẫn giữ được giá trị căn bản tinh thần để mà tồn tại qua nhiều giông tố lịch sử phũ phàng. Họ đứng vững chãi giữa lãnh thổ mình, và chắc họ sẽ đứng vững chãi như thế trong suốt quá trình lịch sử nhân loại”. Còn tinh thần bất khuất thì không có gì bàn cãi: “Đó là hình ảnh của một dân tộc không chịu nhục nhã, một dân tộc biết kiêu hãnh về giá trị mình và biết rằng mình cuối cùng rồi sẽ chiến thắng trong sự vinh quang, dù phải đương đầu với kẻ thù nào”.

Lực lượng vũ trang dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương ở Công viên Đồng Xanh (TP. Pleiku). Ảnh: Quốc Nguyễn

Lực lượng vũ trang dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương ở Công viên Đồng Xanh (TP. Pleiku). Ảnh: Quốc Nguyễn

2. Niềm tự hào là người Việt, mang trong mình dòng máu Việt đã được nhen lên từng chút một như thế, thành ngọn đuốc linh thiêng. Điều neo giữ, truyền đời những giá trị ấy là gì nếu không phải là lòng biết ơn tổ tiên, nguồn cội, mà tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là biểu hiện nhất quán và rực rỡ nhất. Cũng từ đây, mỗi người dân Việt Nam càng ý thức sâu sắc ý nghĩa của 2 tiếng “đồng bào” và sức mạnh cố kết cộng đồng.

Tối 21-4, phát biểu tại lễ khai mạc Lễ hội Đền Hùng, Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm 2023, Liên hoan toàn quốc di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh và kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước 2003 của UNESCO, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương-minh triết của dân tộc-gắn liền với truyền thống nông nghiệp lúa nước, ý chí tự cường và tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm, thiên tai, làm nên sức mạnh Việt Nam. Với 15 di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Việt Nam là một trong số những quốc gia giàu tài nguyên văn hóa, một cộng đồng độc đáo trên thế giới. Từ nhận định trên, Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cần đưa tài nguyên văn hóa trở thành nguồn lực để phát triển đất nước; đồng thời đề nghị Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cần sớm hoàn thiện hệ giá trị văn hóa quốc gia và con người Việt Nam.

Trước đó, ngày 3-8-2022, Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030” cũng đã được Chính phủ phê duyệt. Đề án thống nhất lấy ngày 8-9 hàng năm là Ngày Tôn vinh tiếng Việt nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về tiếng Việt, tôn vinh vẻ đẹp, giá trị của tiếng Việt trong cộng đồng và bạn bè quốc tế. Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu cho hay, ngày 8-9 được lựa chọn vì đây là dấu mốc ý nghĩa gắn liền với lịch sử dân tộc nói chung và tiếng Việt nói riêng. Đơn cử: Ngày 8-9-1945 là ngày Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động phong trào Bình dân học vụ; ngày 8-9-1962, trong bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu dài và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Từ năm 1965, ngày 8-9 cũng được UNESCO chọn là Ngày Quốc tế xóa nạn mù chữ.

Có thể thấy, với những quốc sách đúng đắn, hồn Việt, tiếng Việt từ bao đời nay luôn được nâng niu, tôn vinh và lan tỏa bằng tinh thần tự tôn của một giống nòi “luôn kiêu hãnh về giá trị mình”. Nhìn lại nền móng căn cốt mà tiền nhân đã tạo dựng cho dân tộc và quá trình gìn giữ, phát huy của thế hệ kế thừa để từ đó thêm một lần hàm ơn, thêm một lần tự hào về dòng máu tiên tổ-ấy chính là ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ, dịp lễ trọng của cả đất nước. Thử nghĩ, nếu không tự hào về những giá trị mình đang có thì sao có thể tự tin bước ra thế giới?

Có thể bạn quan tâm

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh về ý nghĩa cũng như hoạt động của Giáo hội nhân sự kiện này.

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Từ trong câu ca nghĩa tình

Từ trong câu ca nghĩa tình

(GLO)- Trước việc Bình Định-Gia Lai chuẩn bị về một nhà, chuẩn bị một hành trình mới của đất nước, địa phương và cá nhân, người viết chợt nhớ… chuyện xưa, “cố tình” tìm mối liên hệ với những điều nhỏ nhặt.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.