Truy tố nữ giám đốc lừa đảo xuất khẩu lao động sang Nhật Bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Phong về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Phong (sinh năm 1983, trú xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự.

Theo cáo trạng, Công ty Cổ phần cung ứng Lao động và Thương mại Hải Phòng (Halasuco) được cấp Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động. Công ty đã thành lập Trung tâm Đào tạo xuất khẩu lao động (Trung tâm Halasuco) ở quận Hà Đông (Hà Nội) do Phong làm Giám đốc.

Trung tâm không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được phép thu tiền dịch vụ xuất khẩu lao động.

Năm 2019, do làm ăn thua lỗ, cần tiền chi tiêu, Phong lấy danh nghĩa Công ty Halasuco để giới thiệu đưa người sang lao động tại Nhật Bản.

Phong tự khắc con dấu vuông “Công ty Cổ phần cung ứng Lao động và Thương mại Hải Phòng - chi nhánh Hà Nội” đóng trên các phiếu thu tiền để các bị hại tin tưởng.

Thông qua các cộng tác viên, Phong đưa ra các thông tin đơn hàng thể hiện việc công ty tuyển lao động sang Nhật Bản làm nhiều loại công việc với mức lương từ 25 - 32 triệu đồng/tháng.

Tùy công việc, Phong đưa ra chi phí từ 120 - 160 triệu đồng/lao động bao gồm chi phí học tiếng, ăn ở, chống vi phạm, cọc hồ sơ, đảm bảo visa và cam kết khoảng 6 - 8 tháng sẽ sang Nhật Bản. Khi thu tiền, Phong yêu cầu mọi người chuyển tiền mặt hoặc chuyển khoản đến tài khoản của các cộng tác viên.

Phong còn đứng ra đại diện công ty viết bản cam kết bay hoặc biên bản làm việc với các lao động…

Sau khi nhận tiền, bị can không chuyển tiền về công ty mà sử dụng chi tiêu cá nhân. Cơ quan tố tụng xác định, Phong đã chiếm đoạt hơn 2,6 tỷ đồng của 29 bị hại.

Thông qua chị Thái Thị Hòa (Nghệ An), Phong chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng của 16 lao động. Cụ thể, Phong và chị Hòa nhiều lần hợp tác, giới thiệu lao động cho nhau.

Chị Hòa làm tuyển dụng cho công ty ở Nghệ An, Phong thỏa thuận sẽ trả 500 USD/người nếu giới thiệu lao động xuất cảnh thành công.

Theo thông tin Phong đưa ra, chị Hòa đã gửi danh sách 16 lao động cho Phong và hơn 1,2 tỷ đồng. Phong cam kết khoảng 6 tháng sau các lao động sẽ xuất cảnh.

Tuy nhiên đến hạn, Phong không thực hiện cũng không trả lại tiền. Các bị hại ủy quyền cho chị Hòa làm đơn tố giác đến cơ quan Công an.

Ngoài ra, Phong còn tổ chức cho nhiều người lao động học tiếng Nhật tại Trung tâm Halasuco nhưng không cấp chứng chỉ hoàn thành cho họ.

Theo Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Dự án sân golf FLC Đak Đoa: Hàng loạt cây thông bị xâm hại

Dự án sân golf FLC Đak Đoa: Hàng loạt cây thông bị xâm hại

(GLO)- Gần 200 ha đất rừng tại huyện Đak Đoa được chuyển đổi mục đích sử dụng và giao cho Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) quản lý để thực hiện dự án sân golf và tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, từ khi dự án ngừng thi công, hàng loạt cây thông tại khu vực này bị khai thác trái phép.

Gian nan hành trình “vén màn” tội ác

Gian nan hành trình “vén màn” tội ác

(GLO)- Mỗi vụ án giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai là một “bài toán” cần lực lượng Cảnh sát Hình sự (CSHS) nhanh chóng tìm ra lời giải. Trong hành trình “vén màn” tội ác, bắt giữ hung thủ giết người, lực lượng CSHS đã không quản ngày đêm, gian khổ, thậm chí hiểm nguy.