Trường Sinh Group đầu tư phát triển vùng dược liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Để đưa ra thị trường những sản phẩm thảo dược tốt nhất, Trường Sinh Group liên kết với các hợp tác xã (HTX) và người dân mở rộng diện tích vùng nguyên liệu.

Từ năm 2017 đến nay, Trường Sinh Group đã liên kết với các hộ dân tại xã Sơ Pai (huyện Kbang) sản xuất và bao tiêu gần 20 ha sâm đương quy. Theo đó, Trường Sinh Group hỗ trợ 40 triệu đồng/ha để bà con mua giống và hỗ trợ 7 tấn phân bón. Anh Nguyễn Ngọc Dương (thôn 1) cho biết: “Nhờ sự hỗ trợ của doanh nghiệp, vườn đương quy của gia đình phát triển tốt, trọng lượng trung bình 8-9 lạng/củ, cá biệt có củ nặng 1,5 kg; ước tính 1 ha cho năng suất khoảng 20-25 tấn. Với giá thu mua 25-30 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, bà con thu về hơn 100 triệu đồng/ha. Chúng tôi rất phấn khởi vì cây trồng cho năng suất cao và đầu ra cũng được đảm bảo”.

 Trường Sinh Group đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu tại xã Sơ Pai, huyện Kbang. Ảnh: Khang Nghi
Trường Sinh Group đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu tại xã Sơ Pai, huyện Kbang. Ảnh: Khang Nghi


Bà Võ Thị Tuyết Hà-Phó Tổng Giám đốc Trường Sinh Group-cho hay: “Gia Lai là địa bàn thích hợp để trồng các loại cây dược liệu. Thời gian gần đây, chính quyền địa phương từng bước đưa cây dược liệu vào cơ cấu cây trồng để thay thế các loại cây trồng khác nhằm giúp người dân phát triển kinh tế. Với những thuận lợi đó, một số doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư mở rộng diện tích cây dược liệu, bao tiêu đầu ra giúp ổn định cơ cấu cây trồng. Trường Sinh Group cũng không thể đứng ngoài cuộc. Tính tới thời điểm này, chúng tôi liên kết với người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các tỉnh lân cận trồng các loại cây dược liệu như: sa kê, đương quy, đinh lăng, diệp hạ châu... với diện tích khoảng 100 ha”.

Trường Sinh Group hiện được biết đến là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam tích cực nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Bên cạnh những sản phẩm có uy tín như thuốc thủy sản phòng và trị bệnh cho tôm, cá, các chế phẩm sinh học xử lý, cải tạo môi trường nước thì các sản phẩm thực phẩm chức năng, nước uống thảo dược đang từng bước định vị trong lòng người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cụm nhà máy chế biến dược liệu của Trường Sinh Group được đầu tư xây dựng với tổng vốn 500 tỷ đồng, công suất chế biến hơn 10 ngàn tấn thảo dược mỗi năm theo chuỗi tuần hoàn khép kín để cho ra những sản phẩm có giá trị cao, giải quyết việc làm cho khoảng 500 lao động tại địa phương.

Anh Nguyễn Phương-công nhân Nhà máy chế biến dược liệu Trường Sinh Group-chia sẻ: “Nhà máy được xây dựng theo tiêu chuẩn GMP với công suất 20 ngàn lon/giờ. Toàn bộ nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất phải qua khâu tiệt trùng, công nhân đều phải sử dụng đồ bảo hộ theo tiêu chuẩn của GMP. Hiện sản phẩm của đơn vị đang hướng đến thị trường quốc tế nên cụm nhà máy đã nâng công suất sản xuất lên 20-25 ngàn tấn dược liệu/năm”.

2Khách nước ngoài rất thích thú với hương vị nước uống từ thảo dược của Trường Sinh.jpg
Khách nước ngoài thưởng thức nước uống từ thảo dược của Trường Sinh. Ảnh: Khang Nghi
 

Được biết, sản phẩm nước uống Sâm Ngọc Linh, nước uống thảo dược Trường Sinh với thành phần từ sâm Ngọc Linh nguyên chất cùng các loại thảo dược khác chứa các dưỡng chất như: saponin, acid amin, vi khoáng chất… giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Những sản phẩm nước uống thảo dược của Trường Sinh Group được các vận động viên sử dụng tại SEA Games 31. Ngoài ra, một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác như: TS Anco, Trường Sinh Thảo, TS Xuyên Tâm Liên được ứng dụng trong việc chăm sóc sức khỏe đường hô hấp cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng trong vấn đề hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản…

“Với các sản phẩm được sản xuất từ các loại cây dược liệu, chúng tôi đã xây dựng được thị trường vững chắc tại các nước Trung Đông, một số thị trường khó tính tại châu Á như: Hàn Quốc, Trung Quốc… Đặc biệt, thời gian gần đây, chúng tôi đã đón rất nhiều đoàn khách quốc tế đến tham quan nhà máy sản xuất và nhận được phản hồi rất tốt về chất lượng sản phẩm. Theo đó, chúng tôi đang nỗ lực để mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. Ngoài mục tiêu phát triển doanh nghiệp thì chúng tôi mong muốn giới thiệu vùng dược liệu phong phú của Gia Lai đến với bạn bè quốc tế”-bà Hà cho biết thêm.

 

 KHANG NGHI

 

 

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.