Trung Quốc quay lại mua cả hạt tiêu đen và tiêu trắng, giá hồ tiêu sắp tăng mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xuất khẩu hạt tiêu vẫn tăng trong dịch Covid-19, cộng với hoạt động của giới đầu cơ trên sàn giao dịch hồ tiêu, đã giúp cho giá tiêu có xu hướng tăng nhẹ ở các vùng trồng trọng điểm.

 

Theo ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), những ngày gần đây, giá hạt tiêu ở khu vực này có xu hướng tăng nhẹ và hiện đã ở mức khoảng 38.000-39.000 đồng/kg.

 

 Một vườn tiêu ở Long Khánh, Đồng Nai. Ảnh: Thanh Sơn.
Một vườn tiêu ở Long Khánh, Đồng Nai. Ảnh: Thanh Sơn.



Thông tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), cho thấy, giá tiêu đang tăng lên ở tất cả các vùng trồng tiêu trọng điểm, có nơi đã trở lại mốc 40.000 đồng/kg.

Cụ thể, ngày 6/5: Giá tiêu đen ở Bà Rịa – Vũng Tàu là 40.000 đồng/kg; Bình Phước 39.000 đồng/kg, Đồng Nai 39.000 đồng/kg…

Ông Bính cho biết, giá tiêu tăng nhờ nhu cầu nhập khẩu bắt đầu trở lại ở một số thị trường. Sau một thời gian tạm ngưng do dịch bệnh Covid-19, khách hàng Trung Quốc đã quay trở lại mua cả tiêu đen và tiêu trắng. Trong đó, tiêu trắng đang được họ mua nhiều.

Bên cạnh đó, do vừa qua, giá tiêu xuống thấp, được coi là đã ở mức đáy, vì vậy, nhiều nhà đầu cơ tích cực mua vào. Điều này cũng góp phần không nhỏ làm giá tiêu tăng lên.

Còn theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), các yêu cầu cách ly xã hội và hạn chế thông quan hàng hóa của nhiều nước trên thế giới để phòng chống Covid-19, khiến nguồn cung hạt tiêu toàn cầu bị gián đoạn. Đây được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến giá hạt tiêu xuất khẩu tại một số nước sản xuất lớn tăng.

Điều đáng chú ý là trong khi dịch bệnh Covid-19 đã làm cho xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của nước ta gặp khó khăn lớn, thì xuất khẩu tiêu trong thời gian qua, dù có bị ảnh hưởng ít nhiều ở một số thị trường, nhưng nhìn chung vẫn diễn ra khá bình thường.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 4 đạt 40 nghìn tấn, trị giá 80 triệu USD, tăng 8,2% về lượng, nhưng giảm 14,3% về trị giá so với tháng 4/2019. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hạt tiêu đạt 121 nghìn tấn, trị giá 256 triệu USD, tăng 11,9% về lượng, nhưng giảm 9,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.


 

 Dự báo sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, các khách hàng châu Âu, Mỹ … quay trở lại thị trường, giá tiêu có thể sẽ tiếp tục tăng
Dự báo sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, các khách hàng châu Âu, Mỹ … quay trở lại thị trường, giá tiêu có thể sẽ tiếp tục tăng



Lượng hạt tiêu xuất khẩu tăng, cho thấy mặt hàng này vẫn xuất khẩu tương đối ổn định trong 4 tháng qua. Còn giá trị giảm chủ yếu là do cung vẫn đang vượt xa cầu, khiến cho giá tiêu trên thị trường thế giới trong những tháng đầu năm nay tiếp tục giảm so với cùng kỳ 2019.

Dự báo của Tập đoàn Nedspice cho hay, mặc dù sản lượng hạt tiêu toàn cầu ước tính sẽ giảm khoảng 12% trong năm 2020, nhưng dự kiến lượng tồn kho vẫn cao hơn tổng nhu cầu trên thị trường.

Tại một số nước sản xuất lớn, sản lượng hạt tiêu vẫn ở mức cao. Chẳng hạn, ở Việt Nam, sản lượng năm nay ước đạt khoảng 250 ngàn tấn. Cộng với 90 ngàn tấn tồn kho từ năm ngoái chuyển sang, tổng nguồn cung hạt tiêu là 340 ngàn tấn. Còn ở Ấn Độ, sản lượng tiêu trong năm nay dự báo tăng 20 ngàn tấn so năm 2019 và đạt 65 ngàn tấn.

Theo ông Bính, trong những tháng tới, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, các khách hàng châu Âu, Mỹ … quay trở lại thị trường, giá tiêu có thể sẽ tiếp tục tăng, nhưng mức tăng không nhiều, bởi năm nay, thị trường tiêu thế giới vẫn trong tình trạng cung vượt cầu.

Tuy nhiên, đến cuối năm nay và sang năm sau, giá tiêu nhiều khả năng sẽ tăng mạnh hơn. Nguyên nhân là do sản lượng tiêu Việt Nam sẽ giảm đáng kể. Mấy năm qua, do giá tiêu xuống thấp, nhiều hộ trồng tiêu không còn khả năng, hoặc không còn quan tâm nhiều tới việc đầu tư cho vườn tiêu. Do đó, tuy diện tích tiêu giảm chưa nhiều, nhưng sản lượng những vụ tới có thể sẽ giảm mạnh do năng suất chung bị giảm.

 


Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam, ngành hồ tiêu đã thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp đang nâng cấp khâu chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong thời gian tới.

https://danviet.vn/trung-quoc-quay-lai-mua-ca-hat-tieu-den-va-tieu-trang-gia-ho-tieu-sap-tang-manh-20200513214637305.htm
 

Theo Sơn Trang (Nông nghiệp Việt Nam/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.