Trung Quốc bán ra lượng lớn máy bay sản xuất trong nước C919

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Máy bay chở khách thương mại C919 của Trung Quốc đã có màn trình diễn ấn tượng tại lễ khai mạc Triển lãm hàng không quốc tế Singapore (Singapore Airshow) hôm 20/2. Đây là lần đầu tiên C919 Trung Quốc thực hiện chuyến bay bên ngoài lãnh thổ.
Máy bay C919 của Trung Quốc. Ảnh: CGTN

Máy bay C919 của Trung Quốc. Ảnh: CGTN

Qua đó, Hãng máy bay Trung Quốc Comac đã bán được một số lượng lớn máy bay C919.

Đại diện Comac cho biết họ đã ký thỏa thuận cung cấp 40 máy bay C919 cho hãng hàng không Tây Tạng của Trung Quốc. Theo thỏa thuận này những chiếc C919 có thể chở tối đa 192 hành khách với tầm bay lên đến 5.644km.

Máy bay C919 được Trung Quốc cấp phép bay thương mại vào tháng 5/2023 và cho đến nay vẫn chỉ khai thác trên một số tuyến bay nội địa.

Bắc Kinh đã bật đèn xanh cho chương trình máy bay C919 cách đây 16 năm, nhưng dự án này phải đối mặt với hàng loạt trở ngại về mặt quy định và kỹ thuật, bao gồm cả các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.

Mặc dù máy bay C919 được lắp ráp tại Trung Quốc nhưng nó phụ thuộc rất nhiều vào các linh kiện của phương Tây, như bộ điều khiển chuyến bay và động cơ phản lực. C919 sử dụng động cơ tương tự máy bay chở khách thân hẹp Airbus A320neo.

Việc sản xuất máy bay bắt đầu vào năm 2011 và nguyên mẫu đầu tiên đã sẵn sàng vào năm 2015. Nó được Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc chứng nhận vào tháng 9/2022 và đi vào hoạt động thương mại với China Eastern Airlines vào năm ngoái.

Các chuyên gia cho biết, C919 là bước đột phá đối với Comac và có thể trở thành thách thức lớn đối với sự độc quyền trên thị trường hàng không thương mại dân

Theo Christian Scherer, giám đốc điều hành mảng kinh doanh máy bay thương mại của Airbus, C919 của Trung Quốc có thiết kế không khác lắm so với những dòng máy bay chở khách của Airbus và Boeing đã có trên thị trường. Ông cũng cho rằng C919 sẽ không tạo nên biến động quá lớn đối với thị phần máy bay thương mại toàn cầu.

Cũng theo ông Scherer, C919 cho thấy những nỗ lực của Trung Quốc đã được đền đáp và thị trường vẫn đủ lớn cho dòng máy bay này phát triển.

Trong khi đó, nhà phân tích Chris Olin của Northcoast Research nói với CNBC rằng các chuyên gia trong ngành tin rằng “các vấn đề ở Boeing, đặc biệt là 737 Max, mang đến cơ hội sớm cho Comac”.

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

null