Trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ” tại Đắk Lắk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng 3/10, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp với Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ”.
Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ”.

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ”.

Tham dự lễ khai mạc trưng bày có lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk và Phú Thọ, đại diện các sở, ngành và đông đảo các em học sinh trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

Biểu diễn Hát Xoan tại lễ khai mạc trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ”.

Biểu diễn Hát Xoan tại lễ khai mạc trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ”.

Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2012 và năm 2017. Trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, qua bao giai đoạn lịch sử thăng trầm, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ đã có một sức sống trường tồn.

Hát Xoan là hoạt động không thể thiếu, không thể tách rời trong không gian thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, những câu ca dao, những làn điệu ca Xoan với những ca từ truyền tải thông điệp biết ơn tổ tiên, ca ngợi tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng dân tộc, trong không gian lễ hội văn hóa làng xã, những di tích lịch sử, trong mỗi nếp nhà, trong mỗi trái tim người Việt luôn là điều vô cùng linh thiêng và là niềm tự hào của mỗi chúng ta.

Các đại biểu và du khách tham quan gian trưng bày thờ cúng Vua Hùng.

Các đại biểu và du khách tham quan gian trưng bày thờ cúng Vua Hùng.

Phát biểu tại lễ trưng bày, Giám đốc Bảo tàng Hùng Vương Ngô Đức Quý nhấn mạnh: Hơn 10 năm qua hành trình di sản vẫn luôn được nối tiếp, như những cánh sóng lan tỏa đến 4 biển 5 châu, nhân lên niềm tự hào dân tộc và trường tồn trong lòng người, trong lòng dân tộc như một sợi chỉ đỏ nối kết quá khứ với hiện tại, là bệ đỡ tâm linh cho các thế hệ con người Việt Nam.

Mỗi người dân đều tự hào hướng về nguồn cội, tiên tổ và cần thấy mình có trách nhiệm gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa, đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau để cùng tạo nên sức mạnh văn hóa con người Việt Nam.

Các cháu học sinh trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột dự lễ khai mạc trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ”.

Các cháu học sinh trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột dự lễ khai mạc trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ”.

Với ý nghĩa đó, Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp với Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ tổ chức trưng bày bao gồm 31 hình ảnh, pano được thể hiện bằng phương pháp đồ họa trên chất liệu gọn nhẹ, hiện đại kết hợp nhóm hiện vật, lễ vật.

Bên cạnh đó, những tiết mục Xoan mang nét văn hóa cổ xưa trong chương trình sẽ đưa du khách về với lịch sử dựng nước thời đại các Vua Hùng, giúp du khách cảm nhận, hiểu hơn về vùng đất và con người nơi đất Tổ, mang theo những nỗi niềm, xúc động riêng khi lắng nghe di sản của cha ông, thấy được nỗ lực gìn giữ, bảo tồn những câu ca, điệu hát dân gian có lịch sử từ hàng nghìn năm về trước.

Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk Đinh Một phát biểu tại lễ khai mạc trưng bày.

Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk Đinh Một phát biểu tại lễ khai mạc trưng bày.

Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk Đinh Một cho biết: Thông qua nội dung trưng bày là dịp tuyên truyền, quảng bá giúp cộng đồng nhận diện rõ ràng, sâu sắc về di sản văn hóa - sản phẩm du lịch đặc trưng của Phú Thọ; góp phần giáo dục truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, bồi đắp tâm hồn cho mỗi con người Việt Nam về tình yêu quê hương đất nước và trọng nghĩa đồng bào, trân trọng lịch sử của dân tộc và những giá trị văn hóa, đặc sắc trên quê hương đất Tổ.

Đồng thời, nhằm tăng cường đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và tạo cơ hội để kết nối các vùng di sản văn hóa trong cả nước; tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó và hợp tác phát triển.

Đây cũng là cơ hội để Bảo tàng Đắk Lắk và Bảo tàng Hùng Vương được giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, hỗ trợ nhau trong công tác trưng bày, tạo sự kết nối di sản văn hóa.

Trưng bày diễn ra từ ngày 3/10 đến 3/12/2023.

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.