Trồng thứ cây lạ ra trái "siêu thực phẩm", ăn vài quả tỉnh cả người, nông trại Đà Lạt tấp nập người vào ra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Nguyễn Nam (56 tuổi, phường 7, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) trồng 1.000m vuông phúc bồn tử (có người gọi là trái mâm xôi) trong nhà kính sau đó liên kết với doanh nghiệp đưa khách du lịch vào tham quan, ăn thử rồi mua sản phẩm với giá 400.000 đồng/kg.
Những ngày đầu năm Nhâm Dần 2022, ông Nguyễn Nam vẫn đang cắt tỉa những cây phúc bồn tử, chăm sóc những chùm trái phúc bồn tử của gia đình mình trong căn nhà kính trên đường Cao Bá Quát, phường 7, TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) để chuẩn bị đón khách tham quan. Ảnh: Văn Long.
Những ngày đầu năm Nhâm Dần 2022, ông Nguyễn Nam vẫn đang cắt tỉa những cây phúc bồn tử, chăm sóc những chùm trái phúc bồn tử của gia đình mình trong căn nhà kính trên đường Cao Bá Quát, phường 7, TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) để chuẩn bị đón khách tham quan. Ảnh: Văn Long.
Ông Nam cho hay, gia đình ông trồng vườn phúc bồn tử trên cách đây 2 năm. 1.000m vuông đất được ông Nam trồng 500 cây phúc bồn tử. Phúc bồn tử ông Nam trồng khi chín trái màu đen huyền bí, bắt mắt. Ảnh: Văn Long.
Ông Nam cho hay, gia đình ông trồng vườn phúc bồn tử trên cách đây 2 năm. 1.000m vuông đất được ông Nam trồng 500 cây phúc bồn tử. Phúc bồn tử ông Nam trồng khi chín trái màu đen huyền bí, bắt mắt. Ảnh: Văn Long.
Theo ông Nam, hiện có nhiều quả phúc bồn tử đã chín trong vườn của ông nhưng ông không thu hoạch mà chăm sóc, cắt tỉa để du khách khi vào có thể tự tay hái quả, thu hoạch theo cách riêng, đúng chất của du lịch nông nghiệp.
Hiện tại, ông Nguyễn Nam tại TP Đà Lạt  đang chăm sóc vườn phúc bồn tử theo hướng hữu cơ. 
Toàn bộ phân bón cho cây phúc bồn tử đều là phân dê ủ hoai mục sau đó bón cho cây trồng theo một quy trình nghiêm ngặt.
Ngoài ra, trong vườn phúc bồn tử ông Nam cũng diệt sâu bọ bằng cách sử dụng những loại thuốc mà cho phép cách ly tối đa 2 ngày.
Khi khách tham quan vào vườn sẽ được chụp ảnh, tự tay hái trái phúc bồn tử đen, ăn thử rồi mua lại trái đã hái của trang trại...
Tuy nhiên, những thời điểm không có khách du lịch thì ông Nam vẫn xuất bán trái phúc bồn tử cho thị trường tại TP.Hồ Chí Minh và làm nước cốt phúc bồn tử...
Trong quả phúc bồn tử có chứa các acid hữu cơ, chủ yếu là acid citric, malic, salycilic và nhiều hợp chất rất tốt cho sức khỏe người dùng. Chính vì vậy, trái phúc bồn tử còn được người tiêu dùng gọi là "siêu thực phẩm"
"Tôi và giám đốc của Công ty TNHH Trang trại Langbiang là hàng xóm lâu năm. Trong quá trình trao đổi, tôi có hướng muốn làm thêm du lịch trải nghiệm cho khách tham quan khi đến Đà Lạt. Vì vậy, tôi đã quyết định trồng phúc bồn tử rồi liên kết với công ty Langbiang để tiêu thụ sản phẩm...", ông Nguyễn Nam chia sẻ. Ảnh: Văn Long.
"Tôi và giám đốc của Công ty TNHH Trang trại Langbiang là hàng xóm lâu năm. Trong quá trình trao đổi, tôi có hướng muốn làm thêm du lịch trải nghiệm cho khách tham quan khi đến Đà Lạt. Vì vậy, tôi đã quyết định trồng phúc bồn tử rồi liên kết với công ty Langbiang để tiêu thụ sản phẩm...", ông Nguyễn Nam chia sẻ. Ảnh: Văn Long.
vÔng Nam cắt trái phúc bồn tử vào 1 hộp quy cách sẽ có 42 quả, trọng lượng khoảng 0.5kg. Hiện, giá bán trái phúc bồn tử ông Nam bán cho khách du lịch là 400.000 đồng/kg. Ảnh: Văn Long.
vÔng Nam cắt trái phúc bồn tử vào 1 hộp quy cách sẽ có 42 quả, trọng lượng khoảng 0.5kg. Hiện, giá bán trái phúc bồn tử ông Nam bán cho khách du lịch là 400.000 đồng/kg. Ảnh: Văn Long.
Là loại cây thân leo nên cây phúc bồn tử phát triển khá mạnh, ra hoa đậu trái quanh năm. Chính vì vậy, mỗi ngày ông Nam đều thu hoạch và tỉa cành khô, già cho những cây phúc bồn tử trong vườn của gia đình mình. Ảnh: Văn Long.
Là loại cây thân leo nên cây phúc bồn tử phát triển khá mạnh, ra hoa đậu trái quanh năm. Chính vì vậy, mỗi ngày ông Nam đều thu hoạch và tỉa cành khô, già cho những cây phúc bồn tử trong vườn của gia đình mình. Ảnh: Văn Long.
Những cành phúc bồn tử sai trĩu quả trong vườn của lão nông Đà Lạt. Ảnh: Văn Long.
Những cành phúc bồn tử sai trĩu quả trong vườn của lão nông Đà Lạt. Ảnh: Văn Long.
Những quả phúc bồn tử chín đen trong khu vườn của ông Nam được du khách đến và thi hoạch tận tay và trải nghiệm cảm giác làm nông dân thực thụ. Ảnh: Văn Long.
Những quả phúc bồn tử chín đen trong khu vườn của ông Nam được du khách đến và thi hoạch tận tay và trải nghiệm cảm giác làm nông dân thực thụ. Ảnh: Văn Long.
Sau khi du khách hái và đưa phúc bồn tử về, ông Nam sẽ lót thêm những lớp giấy mềm lên trên bề mặt quả để đảm bảo sản phẩm của khách hàng không bị dập nát trong quá trình vận chuyển. Ảnh: Văn Long.
Sau khi du khách hái và đưa phúc bồn tử về, ông Nam sẽ lót thêm những lớp giấy mềm lên trên bề mặt quả để đảm bảo sản phẩm của khách hàng không bị dập nát trong quá trình vận chuyển. Ảnh: Văn Long.
Những mầm phúc bồn tử liên tục mọc lên. Vì vậy, ông Nam thường xuyên dùng kéo đi cắt tỉa những cành già cỗi, lá bị hỏng để cây phúc bồn tử liên tục đâm chồi mới. Từ đó, năng suất của những cây phúc bồn tử trong vườn sẽ được tăng lên theo thời gian. Ảnh: Văn Long.
Những mầm phúc bồn tử liên tục mọc lên. Vì vậy, ông Nam thường xuyên dùng kéo đi cắt tỉa những cành già cỗi, lá bị hỏng để cây phúc bồn tử liên tục đâm chồi mới. Từ đó, năng suất của những cây phúc bồn tử trong vườn sẽ được tăng lên theo thời gian. Ảnh: Văn Long.
Theo Văn Long (Danviet)

Có thể bạn quan tâm

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.