(GLO)- Niên vụ 2024-2025, bà con nông dân khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai trồng gần 32 ngàn ha mía. Năm nay, cây mía cho năng suất cao cộng với giá cả ổn định nên người trồng rất phấn khởi.
(GLO)- 7 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên làm giàu từ cây mía. Trong đó, nhiều hộ trồng mía có thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.
(GLO)- Sáng 27-10, ông Nguyễn Hoàng Phước-Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê-cho biết: Nhà máy vừa ra thông báo bổ sung chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu mía và bảo hiểm giá mua mía từ vụ ép 2024-2025 đến 2027-2028.
(GLO)- Bản tin hôm nay có những nội dung sau: Ông Nguyễn Quang Thiên được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Gia Lai khóa VII; Nhà máy Đường An Khê hỗ trợ kinh phí chuyển đổi sang trồng mía; Đào tạo hồi sức cấp cứu sơ sinh cho cán bộ y tế tuyến huyện…
(GLO)- Những ngày gần đây, một số hộ dân trồng mì tại làng Ring (xã Hbông, huyện Chư Sê) rất lo lắng khi rẫy mì nằm liền kề các ruộng mía có hiện tượng vàng lá, héo rụng.
(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tại huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) ngày càng lan tỏa, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Từ phong trào, nhiều hội viên có thu nhập cao, trở thành hộ khá và giàu.
(GLO)- Những ngày giáp Tết Nguyên đán, không khí nhộn nhịp của mùa xuân tràn ngập trên những cánh đồng mía bạt ngàn ở các huyện, thị xã phía Đông Nam tỉnh và vùng lân cận.
(GLO)- Vừa qua, một số thành viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Tân Tiến (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã sang tỉnh Attapeu (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) thuê đất trồng mía. Câu chuyện khó tin nhưng có thật này chứa đựng khá nhiều điều thú vị.
Chiều 19-1, ông Thái Thượng Hải-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Sê-cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ để tiến hành khởi tố vụ phá rừng phòng hộ xảy ra tại tiểu khu 1065 thuộc lâm phần của UBND xã Hbông quản lý.
(GLO)- Ông Lê Công Khoa (tổ 4, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được coi là người tiên phong trồng mía bằng mắt mầm ở Gia Lai. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(GLO)- Vào tháng 12 tới, Nhà máy Đường An Khê sẽ bước vào vụ ép mới 2022-2023. Nhiều chính sách hỗ trợ đã được Nhà máy áp dụng để bảo đảm quyền lợi của người trồng mía trong vùng nguyên liệu.
(GLO)- Hội thi “Nhà nông đua tài“ lần thứ II do Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTC Gia Lai) tổ chức ngày 20-7 là cơ hội để người trồng mía khu vực Đông Nam tỉnh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ mía.
(GLO)- Không được sự đồng ý của UBND xã Tân An (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) nhưng Chi bộ, Ban Nhân dân, Ban Công tác Mặt trận và các đoàn thể thôn Tư Lương vẫn tự ý cho Chi Đoàn thôn thuê khu đất sân vận động để trồng mía.
(GLO)- Những trầy trật, gian nan rồi cũng qua. Cây mía giờ đã bám rễ vững chắc trên vùng đất sỏi Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Các tiêu chí khó như hộ nghèo, thu nhập được hoàn thành chỉ trong 1 năm, giúp địa phương này đạt chuẩn nông thôn mới một cách ngoạn mục.
(GLO)- Để đảm bảo lợi ích cho người trồng mía, Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTC Gia Lai) áp dụng nhiều chính sách mới như: đưa cơ giới vào cải tạo đất kết hợp với sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trong sản xuất, hướng đến mục tiêu mở rộng vùng nguyên liệu bền vững tại khu vực phía Đông Nam tỉnh.
(GLO)- Ngày 27-1, tại xã Pờ Tó (huyện Ia Pa), Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTC Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Phát triển Nông nghiệp Thành Thành Công tổ chức hội thảo “Phân bón hữu cơ kết hợp cơ giới hóa-giải pháp toàn diện cho cây mía TTC“.
(GLO)- Những năm gần đây, việc trồng mía không hiệu quả nên nhiều nông dân đã chuyển đổi sang cây trồng khác. Để ổn định vùng nguyên liệu, trong vụ ép 2021-2022, Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTC Gia Lai) đã triển khai nhiều chính sách đầu tư, liên kết nhằm hỗ trợ bà con nông dân nâng cao năng suất, hiệu quả cây mía.
(GLO)- Thay vì độc canh cây mía, ông Trần Văn Luyện (làng Sơ Rơn, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Hướng đi này đã mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 300 triệu đồng/năm.
(GLO)- Thời gian qua, nhiều diện tích mì ở huyện Ia Pa (Gia Lai) đã bị bệnh khảm lá vi rút, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân. Trước tình hình này, nhiều hộ đã chủ động chuyển đổi diện tích mì sang trồng mía.
(GLO)- Xây dựng cánh đồng lớn là chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, quá trình triển khai mô hình cánh đồng mía lớn tại huyện Phú Thiện đã không đạt hiệu quả như kỳ vọng do ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh và đặc biệt là việc giá mía nguyên liệu giảm sâu.
(GLO)- Ngày 15-8, Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa (TTC Sugar) thuộc Tập đoàn TTC tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm canh tác mía đạt năng suất, chất lượng cao tại Gia Lai. Tham dự có các chuyên gia nông nghiệp quốc tế uy tín và một số hộ trồng mía tại các tỉnh Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận cùng cán bộ nông nghiệp Công ty TTC Sugar.
(GLO)- Trước thực tế mía không còn là cây trồng đem lại sự ấm no như trước đây, nhiều hộ dân bắt đầu ồ ạt chặt bỏ để chuyển sang cây trồng khác, nhiều nhất là cây mì. Vòng luẩn quẩn “chặt-trồng, trồng-chặt“ bao giờ kết thúc khi ngành chức năng, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nông dân chưa tìm được tiếng nói chung?
(GLO)- Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTC Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân khu vực phía Đông Nam tỉnh trồng mía theo cánh đồng lớn. Không chỉ xây dựng vùng nguyên liệu bền vững cho Công ty, việc trồng mía theo cánh đồng mẫu lớn còn giúp nông dân nâng cao thu nhập.
(GLO)- Bước vào vụ ép 2018-2019, Nhà máy Đường Ayun Pa (Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai) đã có nhiều chính sách hỗ trợ để người trồng mía đạt lợi nhuận bình quân 20 triệu đồng/ha.