Nông dân Gia Lai sang Lào trồng mía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Vừa qua, một số thành viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Tân Tiến (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã sang tỉnh Attapeu (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) thuê đất trồng mía. Câu chuyện khó tin nhưng có thật này chứa đựng khá nhiều điều thú vị.

Trồng mía nơi xứ người

Mía là cây trồng chủ lực của nông dân khu vực Đông Nam tỉnh. Dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau nhưng người trồng mía nơi đây vẫn duy trì phát triển vùng nguyên liệu phục vụ Nhà máy Đường Ayun Pa (nay là Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai). Trong đó, HTX Nông nghiệp Tân Tiến là đơn vị tiên phong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa các khâu, trồng, chăm sóc, thu hoạch mía nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận trên một diện tích đất.

Với kinh nghiệm trồng mía lâu năm, tháng 6-2022, qua giới thiệu của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai, bà Lê Thị Quỳnh Trang-Giám đốc HTX Nông nghiệp Tân Tiến cùng 5 thành viên mạnh dạn sang tỉnh Attapeu tham quan vùng nguyên liệu mía của Công ty TNHH một thành viên Mía đường TTC-Attapeu.

Trong quá trình tham quan, tìm hiểu thực tế về cách trồng, chăm sóc và thu hoạch mía trên đất Lào, các thành viên HTX nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây có nhiều điểm tương đồng với vùng đất Pờ Tó, rất thuận lợi cho cây mía phát triển. Đặc biệt, đất đai ở đây rộng lớn, liền vùng, liền thửa và đã hình thành những nông trường mía có diện tích 100-400 ha. Không những vậy, nơi đây còn có khu nhà ở cho lao động tại chỗ với đầy đủ tiện nghi. Không đắn đo, bà Trang cùng các thành viên HTX quyết định sang đầu tư trồng mía tại Lào.

Bà Lê Thị Quỳnh Trang (bìa phải) cùng các thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Tiến bên ruộng mía (ảnh nhân vật cung cấp).

Bà Lê Thị Quỳnh Trang (bìa phải) cùng các thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Tiến bên ruộng mía (ảnh nhân vật cung cấp).

Thời gian đầu, các thành viên HTX được giao một nông trường có 400 ha mía lưu gốc. Để duy trì diện tích mía của nông trường, các thành viên chia nhau đi lại giữa Gia Lai-Attapeu chăm sóc ruộng mía. Lần đầu tiên xuất ngoại trồng mía nên các thành viên gặp nhiều khó khăn vì bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa, tập quán canh tác của nông dân Lào. Mọi trao đổi công việc với nông dân Lào đều phải dựa vào người phiên dịch.

Bà Trần Thị Luật-thành viên HTX Nông nghiệp Tân Tiến-cho biết: Lần đầu tiên ra nước ngoài trồng mía, mọi thứ đều rất khó khăn, nhất là giao tiếp, văn hóa và việc tìm lao động tại chỗ để chủ động chăm sóc theo từng thời điểm sinh trưởng, phát triển của cây mía.

Tuy nhiên, sau một thời gian, các thành viên HTX cũng dần tiếp cận và làm quen với công việc. Bên cạnh nông trường rộng 400 ha, hiện nay, các thành viên HTX Nông nghiệp Tân Tiến tiếp tục thuê thêm 2 nông trường mới với diện tích gần 600 ha để trồng mía.

Cơ hội làm giàu từ nông nghiệp

Sau 1 năm sang tỉnh Attapeu trồng mía, các thành viên HTX Nông nghiệp Tân Tiến đã bước đầu mang lại những quả đáng khích lệ. Năng suất mía ở đây bình quân đạt 75 tấn/ha, cá biệt một số diện tích đạt 100 tấn/ha.

Giám đốc HTX Nông nghiệp Tân Tiến cho hay: “Để nâng cao năng suất và chất lượng cây mía đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong vụ ép 2024-2025, chúng tôi đang cày bỏ những diện tích mía lưu gốc lâu năm để trồng một số giống mía mới từ Gia Lai đưa sang.

Chúng tôi dự kiến mỗi nông trường sẽ trồng mới 120-150 ha. Với năng suất mía như hiện nay, chúng tôi tự tin sẽ thành công khi đầu tư trồng mía trên đất Lào”.

Nông dân Lào thu hoạch mía (ảnh nhân vật cung cấp).

Nông dân Lào thu hoạch mía (ảnh nhân vật cung cấp).

Để đảm bảo chăm sóc cây mía theo từng giai đoạn khác nhau, HTX Nông nghiệp Tân Tiến đã tuyển dụng thêm 30 lao động người dân tộc thiểu số có kinh nghiệm chăm sóc mía ở huyện Ia Pa để đưa sang Lào làm việc với mức lương bình quân 11 triệu đồng/người/tháng.

Không chỉ trồng mía, HTX còn đầu tư trồng mè trên những diện tích của nông trường và đưa những giống lúa nước 2 vụ từ Ia Pa sang tỉnh Attapeu trồng để tự túc lương thực và hướng đến mục tiêu thương mại trong những năm tới.

“Tiềm năng phát triển nông nghiệp tại Attapeu còn rất lớn, không chỉ với cây mía mà còn nhiều loại cây trồng khác. Vì vậy, chúng tôi đang tiếp tục khảo sát tại các nông trường để chuyển đổi những khu vực trồng mía không thuận lợi sang trồng lúa nước theo hướng VietGAP, hữu cơ nhằm tận dụng tối đa quỹ đất đã thuê”-Giám đốc HTX Nông nghiệp Tân Tiến thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.