Thành Thành Công Gia Lai: Nhiều giải pháp phát triển vùng nguyên liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để đảm bảo lợi ích cho người trồng mía, Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTC Gia Lai) áp dụng nhiều chính sách mới như: đưa cơ giới vào cải tạo đất kết hợp với sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trong sản xuất, hướng đến mục tiêu mở rộng vùng nguyên liệu bền vững tại khu vực phía Đông Nam tỉnh.
Cải tạo đất trồng mía
Vụ ép 2021-2022, sản lượng mía nguyên liệu được TTC Gia Lai thu mua ở mức cao nhất trong khoảng 5 năm trở lại đây với mức giá trên 1,2 triệu đồng/tấn (10 chữ đường) và còn tăng thêm nếu chữ đường cao. Điều này giúp người trồng mía đạt lợi nhuận 40-50 triệu đồng/ha. Nhằm duy trì, phát triển vùng nguyên liệu mía trong những vụ ép tới, năm nay, TTC Gia Lai tiến hành khảo nghiệm và đưa phân bón hữu cơ vi sinh vào sản xuất. Đồng thời, Công ty đưa cơ giới vào cải tạo và khôi phục những diện tích canh tác mía lâu năm bị bạc màu do người dân thường xuyên sử dụng phân bón hóa học. Đây là giải pháp mới để nâng cao năng suất và chất lượng cây mía, giảm chi phí đầu tư.   
Ông Lê Văn Hòa (thôn Kim Năng, xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa) cho biết: Nhiều năm qua, người trồng mía chủ yếu sử dụng các loại phân bón vô cơ và chăm sóc thủ công nên chi phí đầu tư rất lớn. Năm nay, TTC Gia Lai giúp gia đình cải tiến máy cày thêm chức năng bón phân hữu cơ vi sinh trực tiếp xuống ruộng nhằm tăng khả năng hấp thụ của cây mía. Hiện tại, tôi đã chuyển sang bón phân hữu cơ vi sinh cho 30 ha mía bằng cơ giới mang lại nhiều lợi ích thiết thực như: giảm nhân công, giúp cải tạo đất, giảm chi phí đầu tư mà hiệu quả kinh tế cao hơn.  
Áp dụng cơ giới trong bón phân hữu cơ vi sinh trên cánh đồng mía huyện Ia Pa. Ảnh: Nguyễn Diệp
Áp dụng cơ giới trong bón phân hữu cơ vi sinh trên cánh đồng mía huyện Ia Pa. Ảnh: Nguyễn Diệp
Còn ông Đào Duy Phước (làng Pông, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) thì chia sẻ: Gia đình tôi có 60 ha mía. Thời gian qua, giá phân bón tăng cao nên tôi chuyển sang sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và đưa cơ giới vào sản xuất. Nhờ đó, năng suất mía lưu gốc bình quân đạt 70 tấn/ha, còn mía tơ đạt khoảng 80-90 tấn/ha, chi phí đầu tư cũng giảm dần.
Theo ông Trần Đình Đức-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa: Mía là một trong những cây trồng chủ lực của huyện. Sau nhiều năm sử dụng phân bón vô cơ, đồng đất bị xói mòn, bạc màu. Trước thực tế này, TTC Gia Lai đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ người trồng mía như tưới tiết kiệm nước, cơ giới hóa và gần đây là đưa phân bón hữu cơ vi sinh vào sản xuất.
Phát triển vùng nguyên liệu theo hướng bền vững
Mới đây, TTC Gia Lai phối hợp với Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp Thành Thành Công (Tập đoàn TTC) tổ chức hội thảo phân bón hữu cơ kết hợp cơ giới hóa. Đây là một trong những giải pháp mới trong chiến lược phát triển vùng nguyên liệu bền vững của TTC Gia Lai.
Ông Nguyễn Minh Lợi-Trưởng phòng Kinh doanh (Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp Thành Thành Công) cho hay: Nhiều năm qua, người dân chủ yếu sử dụng phân bón vô cơ khiến cây mía phát triển không đều do mất cân bằng sinh thái, chi phí đầu tư sản xuất lại tăng cao. Đặc biệt, hiện nay, giá phân bón vô cơ tăng cao. Vì vậy, người trồng mía nên chuyển sang sử dụng phân hữu cơ vi sinh để chống rửa trôi, tạo độ ẩm cho đất hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, bảo vệ môi trường và giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
Kiểm tra việc bón phân hữu cơ vi sinh từ cơ giới hóa. Ảnh: Nguyễn Diệp
Kiểm tra việc bón phân hữu cơ vi sinh cho cây mía. Ảnh: Nguyễn Diệp
Trao đổi với P.V, bà Vũ Thị Lan-Giám đốc TTC Gia Lai-cho biết: Nhằm hỗ trợ người trồng mía giảm chi phí đầu tư, TTC Gia Lai có nhiều chính sách đồng hành cùng bà con xây dựng vùng nguyên liệu mía bền vững như: tưới tiết kiệm nước, cải tiến thiết bị cơ giới phục vụ sản xuất… Đặc biệt, Công ty đã thử nghiệm và hướng dẫn người dân sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh. Theo kế hoạch, vùng nguyên liệu của TTC Gia Lai sẽ mở rộng lên 12.000 ha, năng suất bình quân đạt 80 tấn/ha, đáp ứng công suất ép của nhà máy trên 8.000 tấn mía cây/ngày.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Việc "bắt tay" giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc kiểm soát chất lượng, dịch hại và các chất hoá học tồn dư trong quả sầu riêng.

Giá vàng giảm rất mạnh

Giá vàng giảm rất mạnh

Sáng nay (13/5), giá vàng trong nước giảm rất mạnh theo giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn thấp nhất về 115 triệu đồng/lượng.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

(GLO)- Với tinh thần vừa làm, vừa rà soát, điều chỉnh bổ sung, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.