Trống gia truyền Đọi Tam trên cao nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sinh ra và lớn lên tại làng trống Đọi Tam (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), ông Phạm Chí Cảnh đã dồn tâm huyết của mình đưa tiếng trống của quê hương vang xa trên vùng đất mới.
Đến với cơ sở sản xuất trống gia truyền của ông Phạm Chí Cảnh (thôn Phú Vinh, xã Ia Băng, huyện Chư Prông), nhiều người không khỏi trầm trồ bởi những chiếc trống đủ kích cỡ với âm thanh rền vang, mang đậm dấu ấn tự hào của làng trống Đọi Tam. Những năm qua, ông Cảnh đã bỏ ra nhiều thời gian, công sức truyền dạy cho con cháu nhằm gìn giữ nghề làm trống gia truyền trên quê hương thứ 2.
ĐAU ĐÁU TIẾNG TRỐNG QUÊ 
Ông Cảnh kể rằng: Làng Đọi Tam là làng nghề làm trống gia truyền, nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Năm 1995, khi đưa vợ con vào định cư tại Gia Lai, ông Cảnh đã bắt tay ngay vào việc xây dựng cơ sở làm trống của gia đình. “Nghề của cha ông truyền lại, thấm sâu vào máu thịt rồi nên dù đi đâu, làm gì thì trong lòng vẫn đau đáu. Nghĩ là làm, ban đầu tôi nhờ mua nguyên liệu như gỗ mít, da trâu… từ ngoài quê gửi xe vào. Sau này tìm được nguồn nguyên liệu tại chỗ, tôi đỡ bớt phần nào chi phí”-ông Cảnh nhớ lại.
Ông Phạm Chí Cảnh (áo xanh) tỉ mẫn làm ra những chiếc trống gia truyền. Ảnh: Trần Dung
Ông Phạm Chí Cảnh (áo xanh) tỉ mẫn làm ra những chiếc trống gia truyền. Ảnh: Trần Dung
Theo ông Cảnh, khi làm trống, người thợ phải cẩn thận, tỉ mỉ ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Ông tiết lộ, vùng đất Gia Lai rất dồi dào cây mít, loại cây cho gỗ làm tang trống đã được nghệ nhân Đọi Tam đúc kết thành câu “Gỗ mít đánh ít kêu nhiều”. Không có loại gỗ làm trống nào cho âm thanh tốt như gỗ mít. Còn da trâu thì ông phải tới tận các lò mổ để tìm mua loại da trâu già, sau đó căng, phơi, sấy rồi cắt thành mặt trống. Để có được tiếng trống như ý phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bưng trống của người thợ. Từng loại trống sẽ có yêu cầu về âm thanh khác nhau, như độ vang, rền và độ đanh..., vì vậy đòi hỏi người thợ phải thao tác chính xác, có kinh nghiệm lâu năm. 
Theo ông Cảnh, khâu bưng trống là khâu khó nhất. Ảnh: Trần Dung
Theo ông Cảnh, khâu bưng trống là khâu khó nhất. Ảnh: Trần Dung
Thoạt nhìn, làm trống có vẻ đơn giản nhưng để trống có chất lượng cao thì phải vận dụng linh hoạt những bí quyết nhà nghề. Quy trình kỹ thuật làm trống phải được thực hiện kỹ lưỡng qua 3 khâu: làm da, làm tang và bưng trống. Khâu bưng trống là khó nhất; không đơn giản chỉ là căng da trâu trên mặt trống rồi dùng đinh ghim cố định vào thân trống, người thợ còn phải khéo léo để căng mặt trống thật phẳng, cho âm thanh vang xa... Dù chỉ sử dụng 2 nguyên liệu chính là gỗ mít và da trâu nhưng tiếng trống Đọi Tam có âm vực riêng. Nhất là tiếng trống cái, trống hội bao giờ cũng trầm hùng, vang dội hơn trống do những nơi khác sản xuất.
GIỮ NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Đã gần bước sang tuổi 60 nhưng ông Cảnh vẫn rất tâm huyết với nghề làm trống Đọi Tam quê mình. Theo nghệ nhân này, làm trống là một công việc rất kén người, không phải cứ ai muốn theo nghề cũng có thể trở thành thợ giỏi. Người làm trống phải có sự đam mê, phải có tai thẩm âm để xác định độ vang của trống. Bởi trống đình, trống chùa khác với trống lân, trống cổ động bóng đá, trống trường… “Cũng như những nghề làm các loại nhạc cụ dân tộc khác như: sáo, đàn…, mỗi người làm trống phải thổi vào đó cái hồn từ trái tim giàu nhạc cảm cũng như dấu ấn cá nhân. Đó là lý do những người làm nghề gia truyền như tôi muốn gìn giữ và lưu truyền “nét riêng” của mình”-ông Cảnh chia sẻ.
Có một điều đặc biệt là nghệ nhân làm trống gia truyền chỉ được phép truyền dạy cho con trai. Và ông Cảnh cũng không ngoại lệ. Để giữ nghề, ông đã tiếp tục truyền nghề cho 2 người con trai của mình. May mắn là các con ông cũng có niềm đam mê với tiếng trống Đọi Tam nên rất hào hứng theo học. Giờ đây ông Cảnh và gia đình có thể tự hào khi nghề gia truyền của quê hương mình đang được truyền nối qua nhiều thế hệ trên vùng đất mới. Vừa giúp bố căng lại mặt trống, anh Phạm Chí Sang (28 tuổi)-con trai ông Cảnh-vừa hào hứng nói: “Tôi đến với nghề làm trống từ năm 15, 16 tuổi. Ngay từ nhỏ, tận mắt chứng kiến từng động tác thành thục, thoăn thoắt, khéo léo của bố, tôi mới biết trân quý giọt mồ hôi của những nghệ nhân gắn bó đời mình với nghề này. Anh em tôi sẽ phát triển nghề làm trống gia truyền Đọi Tam theo đúng tâm nguyện của bố”.
Một chiếc trống Đọi Tam tại cơ sở sản xuất của ông Phạm Chí Cảnh. Ảnh: Trần Dung
Một chiếc trống Đọi Tam tại cơ sở sản xuất của ông Phạm Chí Cảnh. Ảnh: Trần Dung
Hiện nay, mỗi năm gia đình ông Cảnh làm và bán ra trên 300 chiếc trống lớn nhỏ, nhiều chủng loại như: trống chầu văn, trống chèo, trống tuồng, trống trường, trống lân, trống chùa, trống hội… Giá bán các loại trống dao động từ 100 ngàn đồng đến 3,5 triệu đồng/cái, tùy vào kiểu dáng, kích thước. Để đảm bảo đầu ra, gia đình ông đã tự tìm đến các trường học, đền, chùa… trong và ngoài tỉnh quảng bá sản phẩm trống Đọi Tam. Nhờ vậy, trống do gia đình ông sản xuất không chỉ được tiêu thụ trong tỉnh mà nhiều khách hàng tại các tỉnh Kon Tum, Bình Định, Phú Yên, Đồng Nai… cũng tìm đến đặt hàng. Qua 25 năm gắn bó với nghề trống gia truyền trên quê hương Gia Lai, ông Cảnh luôn khát khao được đưa tiếng trống của mình vang xa đến với mọi miền Tổ quốc.
 TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.