Trinh sát ma túy - duyên và nghiệp!

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Hàng chục năm làm công tác tuyên truyền, gắn bó với Phòng CSĐTTP về Ma túy (CSMT) CATP Đà Nẵng, được tiếp xúc, làm việc với rất nhiều thế hệ lãnh đạo, CBCS, nhưng cho đến nay, tôi cũng chỉ phần nào thấu cảm - chỉ phần nào thôi những khó khăn, vất vả, sự hy sinh thầm lặng mà họ gặp phải. Bởi lẽ, đằng sau những chiến công, thành tích, là còn đó vô số những tâm sự, nỗi niềm họ "không biết tỏ cùng ai". Cũng dễ hiểu thôi, khi sứ mệnh của trinh sát ma túy trước hết và trên hết là đối đầu với những tên tội phạm nguy hiểm, gian manh…, còn để nói về mình, với họ có hay không cũng không quan trọng!
 

 Để có được thành công như ngày hôm nay, với Thiếu tá Đỗ Tiến Dũng đó là nhờ điểm tựa vững chắc từ gia đình. (trong ảnh: Gia đình Thiếu tá Đỗ Tiến Dũng vinh dự nhận danh hiệu Gia đình xuất sắc, tiêu biểu năm 2020 toàn lực lượng CATP).
Để có được thành công như ngày hôm nay, với Thiếu tá Đỗ Tiến Dũng đó là nhờ điểm tựa vững chắc từ gia đình. (trong ảnh: Gia đình Thiếu tá Đỗ Tiến Dũng vinh dự nhận danh hiệu Gia đình xuất sắc, tiêu biểu năm 2020 toàn lực lượng CATP).


Mỗi ngày, không khó để chúng ta nghe, thấy và đọc ở đâu đó thông tin có các vụ mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép ma túy lớn nhỏ khác nhau bị triệt xóa. Có những vụ chỉ thu giữ vài tép heroin, vài viên thuốc lắc; cũng có những vụ thu giữ hàng chục, thậm chí hàng trăm bánh heroin, hàng ngàn viên MTTH... Trong một chừng mực nào đó, kết quả của mỗi vụ án, chuyên án ma túy có thể khác nhau, nhưng công sức, trí tuệ, cả những hy sinh, mất mát mà các trinh sát khi vào cuộc chiến đều không thể cân đo, đong đếm được.

Trở lại với câu chuyện của các trinh sát Phòng CSMT CATP Đà Nẵng, với tôi, họ thực sự là những "chiến binh". Nhiều năm liền, sức trẻ cộng với lòng nhiệt huyết, tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm, họ đã làm nên thương hiệu, tên tuổi của mình, song hành với thương hiệu, tên tuổi mà toàn lực lượng CATP Đà Nẵng đã dày công xây dựng, vun đắp. Và một trong những "chiến binh" ấy là Thiếu tá Đỗ Tiến Dũng, Đội trưởng Đội 2.

Sinh ra tại xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành (Quảng Nam). Năm 9 tuổi, trong một lần vết thương chiến tranh bị tái phát, anh trở thành đứa trẻ mồ côi cha. Mẹ anh, lúc ấy mới 41 tuổi phải một mình nuôi 3 con nhỏ ăn học. Gắng gượng được 3 năm, thì anh trai đầu buộc phải nghỉ học để bớt đi gánh nặng và phụ giúp mẹ nuôi các em. Bản thân Dũng, mặc dù còn nhỏ nhưng ngoài các giờ lên lớp, thì chiều tối anh phải đi bán báo, bán vé số, chở than..., bất kể công việc gì phù hợp để có thêm thu nhập, cùng mẹ và anh trai gánh vác việc gia đình. Thời gian trôi qua, năm lên 18 tuổi, trong 1 lần chứng kiến các chiến sỹ Công an mật phục và bắt 1 vụ án ma túy gần nhà, niềm đam mê làm cảnh sát trỗi dậy trong anh. Và khi hay tin mình không trúng tuyển vào trường đại học từng ấp ủ, anh không do dự xin đi nghĩa vụ Công an tại phòng Cảnh sát cơ động CATP Đà Nẵng. Đến năm 2001, anh được xét chuyển biên chế chính thức. Chính trong thời điểm này, Tây Nguyên xảy ra bạo động, anh cùng 3 đồng đội khác khác được CATP Đà Nẵng tăng cường cho Cục Cảnh sát cơ động Bộ Công an. Chỉ trong 2 năm, từ tháng 10-2001 đến tháng 10-2003, với cương vị là Trung đội phó Đại Đội C10 - D3 - E20 (được mệnh danh là "Quả đấm thép của Tây Nguyên"), anh cùng đồng đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao khi đến với vùng đất đầy nắng và gió này.

Rời Tây Nguyên, anh trở lại đơn vị tiếp tục công tác, học tập. Với sự nỗ lực không ngừng cộng với một chút may mắn, anh trúng tuyển vào trường Trung học Cảnh sát Nhân dân 2. Trong quá trình học tập tại đây, anh được Hiệu trưởng trường Trung học CSND 2 tặng giấy khen vì đã có thành tích trong phong trào thanh niên học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy 2 năm (2003-2005). Với đam mê làm trinh sát ma túy, sau khi ra trường, anh tự nguyện viết đơn xin về công tác và được bố trí về Phòng CSMT CATP Đà Nẵng.

 

 
Đối tượng Lê Thanh Tùng bị trinh sát Đội 2 do Thiếu tá Đỗ Tiến Dũng chỉ huy khống chế ngay trên ô-tô và tang vật vụ án.
Đối tượng Lê Thanh Tùng bị trinh sát Đội 2 do Thiếu tá Đỗ Tiến Dũng chỉ huy khống chế ngay trên ô-tô và tang vật vụ án.


Gần 20 năm đứng trong hàng ngũ lực lượng CAND, Đỗ Tiến Dũng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, cũng chính vì thế, anh có rất nhiều kỷ niệm với nghề. Đặc biệt trong thời gian gần 15 năm công tác tại Phòng CSMT CATP. Những chuyên án, vụ án anh trực tiếp tham gia, từ lúc còn đảm nhận nhiệm vụ trinh sát, sau này là chỉ huy đội, anh đều để lại dấu ấn của mình.

Trong nhiều chuyên án, vụ án lớn mà anh trực tiếp tham gia, nhớ nhất có lẽ phải kể đến Chuyên án 128H, bắt đối tượng Nguyễn Xuân Nam (28 tuổi, trú P. Hòa Cường Nam, Q Hải Châu), thu giữ hơn 1kg ma túy đá và 1.200 viên thuốc lắc vào ngày 14-6- 2019. Là trinh sát chính, Đội phó phụ trách, Đỗ Tiến Dũng cùng đồng đội phải đối mặt với một đối tượng rất ma mãnh, xảo quyệt. Mặc dù là "trùm" ma túy nhưng Nam không sử dụng và lại càng không mang ma túy đi giao dịch như các đối tượng khác. Vì vậy, việc thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ với các trinh sát lại càng khó khăn hơn. Thế nhưng, bằng các biện pháp nghiệp vụ, khi Nguyễn Xuân Nam bị các trinh sát khống chế với tang vật chứng hiện hữu, người dân trong khu phố mới ồ lên ngạc nhiên. "Không ngờ thằng này (Nam -PV) thư sinh mà ghê nhỉ. Mà mấy anh Công an giỏi thật, đến xin chặt dừa và thuê phòng trọ ở cả tháng nay mà đâu có ai biết đó là công an", Đỗ Tiến Dũng thuật lại. Ngoài ra, còn rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ khác mà Đỗ Tiến Dũng "tích lũy" được cho mình trong các chuyên án lớn khác. Như chuyên án 919B giai đoạn 2 ngày 19-3-2020, bắt đối tượng Lê Thanh Tùng (37 tuổi, trú P. Hòa An, Q Cẩm Lệ) và Võ Đại Yên (24 tuổi, trú tỉnh Thừa Thiên Huế), thu 1 khẩu súng, 1 kg ma túy đá, hơn 200 viên thuốc lắc. Hay như việc anh gặp lại "cố nhân" là Nguyễn Văn Siêng (1975, trú P Tân Chính, Q Thanh Khê) vào ngày 26-2-2020. Năm 2007, Siêng là đối tượng đã từng bị anh bắt quả tang về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Năm 2019 Siêng ra tù thì tiếp tục tái phạm. Tuy nhiên, với bề dày tiền án tiền sự, nên khi hoạt động trở lại, đối tượng dùng thủ đoạn cực kỳ gian manh. Thế nhưng, dù thế nào thì với 660 viên thuốc lắc vừa được Siêng nhận về đã bị "người quen" là Đỗ Tiến Dũng và các trinh sát Phòng CSMT CATP bắt giữ, khống chế, Siêng đã không còn cơ hội thoái lui…

Sau nhiều năm lăn lộn với gió sương, với những cuộc săn lùng, truy bắt tội phạm ma túy, tâm sự về nghề, Đỗ Tiến Dũng cho rằng, để toàn tâm toàn ý với công việc, trinh sát ma túy cần lắm một điểm tựa tinh thần, đó chính là gia đình. Với anh, may mắn là có người mẹ luôn dõi theo, chỉ bảo, có người vợ luôn hiểu, đồng cảm, sẻ chia và bên cạnh là những đứa con ngoan, học giỏi. "Chính những điểm tựa này đã khiến tôi vững tâm hơn trong công việc, phấn đấu không mệt mỏi để đối đầu với cái xấu, cái ác, góp phần đem lại bình yên, hạnh phúc cho mỗi gia đình", Đỗ Tiến Dũng trải lòng.

Trong 15 năm công tác tại Phòng CSMT CATP, Đỗ Tiến Dũng vinh dự nhận được 2 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ CA, 1 Bằng khen của Tổng cục Cảnh sát, 2 Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và hơn 20 Giấy khen các loại.

Theo DOÃN NGUYÊN HƯNG (cadn)

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
Đồng chí Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt là hiện thân tiêu biểu của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân.
Thủ tướng: Tinh thần đại đoàn kết thể hiện hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp

Thủ tướng: Tinh thần đại đoàn kết thể hiện hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp

(GLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: “Với tinh thần đại đoàn kết, mọi khó khăn đều có thể hóa giải“. Đại đoàn kết phải diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp để chung tay xây dựng và phát triển đất nước.
"Bóng cả" làng Dăng

"Bóng cả" làng Dăng

(GLO)- Đi qua hơn 70 mùa rẫy, già làng Ksor Cân tựa như gốc cổ thụ đầu làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Ông không chỉ giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của người Jrai.
Những điển hình trong công tác Mặt trận của tỉnh

Những điển hình trong công tác Mặt trận của tỉnh

(GLO)- Thời gian qua, đội ngũ chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư của tỉnh đã nỗ lực thực hiện các chương trình hành động của MTTQ cấp cơ sở, gắn với các phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động, đã góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tại địa phương.
Đoàn kết là động lực của công cuộc đổi mới

Đoàn kết là động lực của công cuộc đổi mới

(GLO)- Ngày 10-11, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung và các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Hồ Văn Điềm-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Võ Thanh Hùng-Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Huỳnh Quang Thái-Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy và Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Giám đốc Công an tỉnh đã đến dự, chung vui với cán bộ và người dân ở các khu dân cư: Greo Sek (xã Dun, huyện Chư Sê), Chư Jut (xã Chư Gu, huyện Krông Pa), tổ dân phố 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa), tổ dân phố 15 (phường An Phú, thị xã An Khê) trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.