Trình miễn nhiệm các Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu và Phùng Quốc Hiển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội miễn nhiệm các Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu và Phùng Quốc Hiển.
Tiếp theo chương trình làm việc kỳ họp thứ 11, sáng nay 31-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm Phó Chủ tịch Quốc hội đối với bà Tòng Thị Phóng, ông Uông Chu Lưu và ông Phùng Quốc Hiển. Trong đó, bà Tòng Thị Phóng hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ là người duy nhất chưa được trình miễn nhiệm trong đợt này, vì nhân sự dự kiến thay thế chưa phải đại biểu Quốc hội, phải đợi kết quả bầu cử Quốc hội khóa XV.

Từ trái qua phải: Các Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu và Phùng Quốc Hiển
Từ trái qua phải: Các Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu và Phùng Quốc Hiển
Sau đó, các đại biểu thảo luận tại đoàn về việc miễn nhiệm các Phó Chủ tịch Quốc hội nêu trên. Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch Quốc hội.
Quốc hội sẽ miễn nhiệm các Phó Chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau đó, thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch Quốc hội.
Sau khi kết thúc quy trình miễn nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu một số Phó Chủ tịch Quốc hội và thảo luận tại đoàn về danh sách đề cử.
Bà Tòng Thị Phóng sinh năm 1954, là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, XI, XII; Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, X; Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII, XIII, XIV; Đại biểu Quốc hội khoá: X, XI, XII, XIII, XIV. Bà Tòng Thị Phóng từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La. Sau đó, bà chuyển công tác và giữ chức vụ lãnh đạo tại các cơ quan của Quốc hội, Trưởng Ban Dân vận Trung ương trước khi được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội vào tháng 7-2007.
Ông Uông Chu Lưu sinh năm 1955, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, XI, XII; Đại biểu Quốc hội khoá XI, XII, XIII, XIV. Ông từng giữ chức Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Tư pháp, Phó chủ tịch Quốc hội khóa XII, XIII.
Ông Phùng Quốc Hiển sinh năm 1958, là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII; Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII. XIV. Ở địa phương, ông từng giữ chức Chủ tịch, Bí thư Tỉnh Yên Bái. Ông Phùng Quốc Hiển được bầu làm Phó chủ tịch Quốc hội năm 2016. Trước đó, ông là Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.
Minh Chiến - Văn Duẩn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.