Trình diễn 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO tôn vinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Các nghệ nhân từ 13 tỉnh, thành phố sẽ trình diễn, quảng bá 15 di sản đã được UNESCO tôn vinh nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
Lễ rước kiệu của các xã, phường, thị trấn vùng ven về Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Lễ rước kiệu của các xã, phường, thị trấn vùng ven về Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Đoàn nghệ nhân từ 13 tỉnh, thành phố sẽ tập trung tại tỉnh Phú Thọ để tham dự Liên hoan trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh.

Theo đó, từ ngày 21-24/4, tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, các nghệ nhân từ Hà Nội, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận, Đắk Lắk sẽ trình diễn 15 di sản đã được UNESCO tôn vinh.

Các di sản được giới thiệu tại liên hoan gồm: Nghệ thuật bài chòi Trung bộ; Nhã nhạc Cung đình Huế; Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca quan họ Bắc Ninh; Ca trù; Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ; Hát ví-giặm Nghệ Tĩnh; Nghi lễ và trò chơi kéo co; Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ; Hát xoan ở Phú Thọ; Thực hành then Tày, Nùng, Thái; Nghệ thuật xòe Thái; Nghề làm gốm của người Chăm.

Liên hoan gồm có hai phần: Trình diễn di sản văn hóa phi vật thể và Không gian trưng bày di sản văn hóa phi vật thể.

Quang cảnh buổi họp báo. (Ảnh: Nam Nguyễn/Vietnam+)

Quang cảnh buổi họp báo. (Ảnh: Nam Nguyễn/Vietnam+)

Tại cuộc họp báo ngày 13/4 tại Hà Nội, ông Hồ Đại Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ cho hay chủ nhà sẽ tổ chức trình diễn hát xoan cổ thuộc ba chặng hát: Hát thờ, hát quả cách, hát hội do các nghệ nhân của 4 phường Xoan gốc Kim Đái, Thét, Phù Đức (xã Kim Đức) và An Thái (xã Phượng Lâu), thành phố Việt Trì thực hiện; trình diễn gói bánh chưng, giã bánh giầy do các nghệ nhân xã Hùng Lô, phường Bạch Hạc thực hiện; diễn xướng “Vua Hùng dạy dân cấy lúa” do các nghệ nhân phường Minh Nông thực hiện.

Ngoài ra, tỉnh sẽ trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật, trình chiếu video clip về “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và “Hát xoan Phú Thọ”; trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ.

Sự kiện nhằm tôn vinh, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, qua đó nâng cao nhận thức, kinh nghiệm quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản văn hóa đối với các cấp, các ngành, nghệ nhân, người thực hành di sản văn hóa.

Di sản hát xoan sẽ được giới thiệu tại liên hoan. (Ảnh: Nguyễn Việt Thanh/Vietnam+)

Di sản hát xoan sẽ được giới thiệu tại liên hoan. (Ảnh: Nguyễn Việt Thanh/Vietnam+)

Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (17/10/2003) đồng thời thể hiện nỗ lực, vai trò của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết khi tham gia Công ước 2003.

Từ ngày 25-29/4, các đoàn tiếp tục trưng bày, giới thiệu hình ảnh, hiện vật, tư liệu di sản văn hóa phi vật thể đại diện của địa phương được UNESCO ghi danh, sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP tiêu biểu của địa phương.

Lễ kỷ niệm 20 năm Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể dự kiến diễn ra 20h ngày 21/4 tại Quảng trường Hùng Vương.

Hội nghị “Phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch” sẽ diễn ra ngày 22/4, tạo ra một không gian khoa học để các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, học giả, nhà khoa học và các bên liên quan cùng trao đổi, thảo luận về vai trò của di sản văn hóa trong phát triển du lịch bền vững.

Triển lãm “Di sản văn hóa, du lịch các vùng kinh đô Việt Nam” kéo dài từ ngày 21 đến 29/4 là dịp thể hiện những nỗ lực, vai trò của Việt Nam trong thực hiện cam kết khi tham gia Công ước 2003 của UNESCO đối với việc nghiên cứu, kiểm kê, nhận diện, thực hành, truyền dạy, quảng bá và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO ghi danh.

Song song với các hoạt động kỷ niệm 20 năm Công ước 2003, lễ hội Đền Hùng và Tuần văn hóa-du lịch đất Tổ sẽ diễn ra từ 21-28/4.

Cụ thể, lễ hội đền Hùng bao gồm các nghi thức trang nghiêm, thành kính, như: Lễ giỗ Quốc tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ; lễ giỗ tổ Hùng Vương và dâng hoa tại bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong”; hoạt động dâng hương của đồng bào cả nước…

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng cho hay công tác chuẩn bị cho các sự kiện nói trên đã cơ bản hoàn tất. Dự kiến, khu di tích lịch sử đền Hùng sẽ đón khoảng 8 triệu lượt khách về hành hương, trẩy hội.

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.