Triển vọng cây bắp lai CP511 trên đồng đất Ayun

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Vụ mùa 2020, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai mô hình trồng bắp lai CP511 trên diện tích 10 ha tại xã Ayun. Đến nay, bà con nông dân đã thu hoạch với năng suất đạt trên 7 tấn/ha, cao hơn cách làm truyền thống 2,5 tấn/ha.

Khi tham gia mô hình trồng bắp lai CP511, cả 20 hộ dân được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hỗ trợ giống bắp, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, bà con được tập huấn về kỹ thuật canh tác. Trong quá trình thực hiện mô hình, bà con còn được cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cùng Hội Nông dân xã đến từng thửa ruộng “cầm tay chỉ việc” từ khâu cày đất, gieo hạt, bón phân, phun thuốc trừ sâu…

 

Mô hình trồng bắp CP511 của gia đình bà Trần Thị Hường (xã Ayun, huyện Chư Sê). Ảnh: Hoàng Viên
Mô hình trồng bắp CP511 của gia đình bà Trần Thị Hường (xã Ayun, huyện Chư Sê). Ảnh: Hoàng Viên

Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê: “Mô hình trồng bắp lai CP511 tại xã Ayun phù hợp với tập quán sản xuất của bà con; lợi nhuận đem lại cao hơn so với trồng mì và các loại cây khác. Sang năm, chúng tôi sẽ hỗ trợ xã nhân rộng mô hình hơn 15 ha và khuyến cáo nhân dân tiếp tục trồng tạo ra vùng nguyên liệu lớn cho các doanh nghiệp thu mua sản phẩm. Sau khi thu hoạch vụ bắp, bà con nông dân chuyển sang trồng cây ngắn ngày vụ 2 như: đậu đỗ, bắp sinh khối để cung cấp thức ăn cho gia súc”.

Trước đây, người dân trong xã trồng bắp theo phương pháp thủ công, dùng cây chọc lỗ, tra hạt và chờ đến ngày thu hoạch nên năng suất bình quân chỉ đạt 4-5 tấn/ha. Từ khi người dân được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện và Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức tập huấn kỹ thuật, cây bắp sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị sâu bệnh. Đến nay, sau 3 tháng gieo trồng, bà con đã thu hoạch với năng suất đạt hơn 7 tấn/ha (cao hơn cách làm truyền thống 2,5 tấn/ha).

Phấn khởi vì đạt năng suất vượt trội, bà Trần Thị Hường (làng Vơng Chép) bày tỏ: “Trước kia, tôi cho người ta thuê đất trồng mì, chanh dây. Tuy nhiên, vì thiếu nước tưới nên hiệu quả không cao. Sau khi huyện triển khai mô hình trồng bắp CP511, tôi thấy hiệu quả cao hơn hẳn trồng mì và đậu đỗ”.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, giống bắp lai CP511 có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 90 ngày), góc lá hẹp nên thích hợp trồng mật độ dày, có khả năng chống chịu được điều kiện thời tiết bất lợi cũng như kháng sâu bệnh tốt, trái bắp to, hạt dày, lõi nhỏ. Đặc biệt, độ kết hạt cao, thích ứng trong điều kiện khô hạn nên rất phù hợp với địa hình đất màu và đất lúa của xã Ayun. Kỹ thuật trồng bắp cũng không quá khó.

Ông Đinh H'Mem-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ayun-cho biết: “Trồng bắp CP511 cho năng suất, chất lượng cao hơn giống cũ. Đặc biệt, thương lái đến tận nơi thu mua nên bà con nông dân rất phấn khởi. Với giá bắp trên thị trường hiện nay 5.200 đồng/kg, trung bình 1 ha thu được 32-39 triệu đồng. Thời gian tới, huyện cần tiếp tục đầu tư để bà con nhân rộng mô hình này”.

 HOÀNG VIÊN

Có thể bạn quan tâm

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024.