Trang trại nông nghiệp theo hướng hữu cơ: Xu hướng tất yếu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Việc phát triển trang trại nông nghiệp theo hướng hữu cơ, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đây được xem là hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, giúp giảm thiểu tác động đến môi trường, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và hướng đến xuất khẩu.

Hiệu quả từ nông nghiệp hữu cơ

Trang trại của gia đình ông Nguyễn Đình Phú (thôn Hố Lang, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) rộng 17 ha, trong đó có 13 ha trồng cà phê, còn lại trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Từ năm 2018, ông bắt đầu sản xuất theo hướng hữu cơ, chủ yếu sử dụng phân chuồng. Ngoài ra, để giảm chi phí nhân công, ông đã lắp đặt hệ thống tưới phun mưa, tiết kiệm nước. Ông Phú cho biết: “Áp dụng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, gia đình đầu tư khoảng 120 triệu đồng/ha cà phê gồm: phân, công chăm sóc, thu hái. Năng suất cà phê đạt khoảng 5 tấn nhân/ha. Khi cà phê chín, tôi thuê nhân công hái làm nhiều đợt và chỉ hái quả chín. Cà phê thu hái xong được đưa về rửa sạch, sau đó sử dụng máy phân loại quả xanh, quả thối và đưa vào xay ướt, phơi khô trên giàn, chế biến theo phương pháp Honey và Natural. Cà phê nhân loại 1 có giá 70-120 ngàn đồng/kg, loại 2 bán xô theo giá thị trường. Sau khi trừ chi phí, tôi thu lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/ha”.

Ông Nguyễn Đình Phú (thôn Hố Lang, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) giới thiệu vườn cà phê sản xuất theo hướng hữu cơ.
Ông Nguyễn Đình Phú (thôn Hố Lang, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) giới thiệu vườn cà phê sản xuất theo hướng hữu cơ. Ảnh: Lê Nam


Tháng 7-2021, ông Nguyễn Trình-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Tân Bình (huyện Đak Đoa) bắt tay liên kết với Công ty cổ phần Phát triển dược khoa (Hà Nội) trồng 1 ha đương quy xen trong vườn cà phê tái canh theo mô hình hữu cơ. Đến nay, cây đương quy chuẩn bị cho thu hoạch, dự kiến năng suất đạt khoảng 25 tấn. “Đầu ra sản phẩm bao tiêu là 18 ngàn đồng/kg. Với năng suất 25 tấn thì trừ chi phí đầu tư 150 triệu đồng, dự kiến tôi có lợi nhuận 250-300 triệu đồng/ha. Thời gian tới, tôi sẽ liên kết với các thành viên trong Hợp tác xã mở rộng diện tích”-ông Trình chia sẻ.

Tương tự, Công ty TNHH Lâm nông nghiệp vi sinh Vos Five A (huyện Đak Đoa) đang phát triển hiệu quả mô hình trang trại trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ và trồng nấm linh chi. Ông Trần Ngọc Ấn-Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty-cho hay: Ngoài 32 ha cây ăn quả được trồng theo hướng hữu cơ, Công ty đang liên kết với các hợp tác xã trên địa bàn huyện Đak Đoa và Chư Păh trồng 25 ha nấm linh chi dưới tán cây ăn quả và rừng keo lai. Hiện tại, sản phẩm nấm linh chi của Công ty đã được Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ cấp phép vào thị trường. Các sản phẩm này đã có mặt ở 3 nước có yêu cầu khắt khe nhất là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Ngoài ra, trang thương mại điện tử trực tuyến Amazone cũng đã ký hợp đồng để phân phối sản phẩm nấm linh chi của Công ty. Đồng thời, Công ty cũng phối hợp với Công ty Domesco Đồng Tháp sản xuất và chế biến sâu sản phẩm nấm linh chi.

Xu hướng tất yếu

Gia Lai là tỉnh có tiềm năng phát triển nông nghiệp rất lớn với khoảng 550 ngàn ha cây trồng các loại. Tuy nhiên, nhiều diện tích sản xuất của người dân còn manh mún, quy mô nhỏ, năng suất thấp, khả năng liên kết, ứng dụng công nghệ cao còn yếu dẫn đến việc phát triển của nông nghiệp phát sinh nhiều rủi ro, thiếu tính bền vững.

Các chuyên gia, nhà khoa học và người dân tham quan mô hình trồng cây đương quy trong vườn cà phê của Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Tân Bình, huyện Đak Đoa. Ảnh: Lê Nam
Các chuyên gia, nhà khoa học và người dân tham quan mô hình trồng cây đương quy trong vườn cà phê của Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Tân Bình, huyện Đak Đoa. Ảnh: Lê Nam

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 227.176 ha cây trồng các loại sản xuất theo hướng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest Alliance, FLO.

Để giải bài toán trên, ngày 1-8, Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Hợp tác phát triển trang trại nông nghiệp hữu cơ tại các tỉnh Tây Nguyên-xu hướng tất yếu”. Hội thảo nhằm tìm giải pháp cho các doanh nghiệp, trang trại nông nghiệp và người nông dân về phát triển trang trại nông nghiệp hữu cơ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể... Tiến sĩ Phùng Thị Kim Huệ-Viện Nghiên cứu sức khỏe và Phát triển giáo dục Tây Nguyên-nhận định: Phát triển nông nghiệp bền vững là vấn đề cấp bách hiện nay của nước ta do đòi hỏi của thị trường thế giới. Việc phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ bền vững cần phải thay đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp theo hướng tập trung và nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu thị trường.  

Cũng tại hội thảo này, ông Nguyễn Dũng-Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam-cho biết: Một số trang trại ở Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung đã chinh phục thành công những thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản với những sản phẩm hữu cơ, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. “Để nông nghiệp phát triển nhanh, hiệu quả, trở thành các ngành hàng xuất khẩu, tập trung quy mô lớn, chủ động ứng phó được rủi ro, có tính cạnh tranh quốc tế cao, doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân cần phải xây dựng chuỗi cung ứng từ vùng nguyên liệu gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm cần có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm, bảo hộ sở hữu tài sản trí tuệ. Ngoài ra, cần mời gọi các doanh nghiệp có năng lực tài chính, kỹ thuật để tổ chức kết nối sản xuất, ứng dụng công nghệ cao và liên kết hợp tác đầu tư các nhà máy sơ chế, chế biến nhằm nâng cao chất lượng, giá trị nông sản”-ông Dũng chia sẻ.

Liên quan đến việc xây dựng bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Nam Hải thông tin: Đến nay, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch về truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho tỉnh Gia Lai và đến cuối năm 2022, chúng tôi tiếp tục trình HĐND tỉnh thông qua nghị quyết về hỗ trợ phát triển bảo hộ tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp. Thời gian tới, nhãn hiệu “Chanh dây Gia Lai” sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ. Tỉnh cũng đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để xin Cục Sở hữu trí tuệ cấp chỉ dẫn địa lý cho nhãn hiệu “Cà phê Gia Lai”.

 

 LÊ NAM
 

 

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.