Trại sáng tác mỹ thuật tại Đắk Lắk: Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh của Gia Lai được trao giải A

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk khai mạc triển lãm và trao giải tác phẩm trại sáng tác mỹ thuật “Voi-Niềm tự hào của Buôn Đôn, Đắk Lắk”. Giải A duy nhất đã được trao cho nhà điêu khắc Nguyễn Vinh (Gia Lai).

9600359eedaf5ef107be.jpg
Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh bên tác phẩm “Mặt trời Bản Đôn”. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trại sáng tác mỹ thuật “Voi-Niềm tự hào của Buôn Đôn, Đắk Lắk” diễn ra trong 3 tháng (từ tháng 1 đến tháng 4-2025) với nhiều hoạt động phong phú như: Thực tế sáng tác tại huyện Buôn Đôn; tìm hiểu về đời sống của voi cũng như con người nơi đây, từ đó tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, lan tỏa tình yêu thiên nhiên hùng vĩ đến cộng đồng.

Kết quả, Ban tổ chức đã nhận được 19 tác phẩm của 15 tác giả với đa dạng chất liệu và hình thức biểu đạt như: sắt hàn, gỗ, composite, gốm men màu da lươn, sơn dầu…

b0b488d20ae3b9bde0f2.jpg
Ban tổ chức trao giải cho các tác giả đạt giải. Ảnh: Thúy An

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao 1 giải A cho tác phẩm “Mặt trời Bản Đôn” của nhà điêu khắc Nguyễn Vinh; 2 giải B cho tác phẩm “Khát khao nguồn cội” của nhà điêu khắc Lê Trọng Nghĩa và “Về rừng 1” của họa sĩ Nguyễn Hải Long; đồng thời trao 4 giải C và 5 giải khuyến khích.

Nhà điêu khắc Nguyễn Vinh chia sẻ: Tác phẩm “Mặt trời Bản Đôn” được làm từ chất liệu sắt hàn (kích thước 145x100x40cm). Tác phẩm gửi gắm niềm hy vọng về sự sinh sôi của những thế hệ voi kế tiếp khi mà các cá thể voi nhà tại Đắk Lắk hiện nay đang giảm đáng kể về số lượng, ngày một già đi và rất ít voi còn khả năng sinh sản.

“Qua tác phẩm “Mặt trời Bản Đôn”, tôi mong sao những chú voi có được môi trường sống tự nhiên và có thể sinh sản tự nhiên để bảo tồn nòi giống”-nhà điêu khắc Nguyễn Vinh nói.

Có thể bạn quan tâm

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.