Tổ chức Trại sáng tác điêu khắc tỉnh lần thứ nhất với chủ đề “Đất và người Gia Lai”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch tổ chức trại sáng tác điêu khắc tỉnh lần thứ nhất năm 2025 với chủ đề “Đất và người Gia Lai”.

Theo đó, trại sẽ có khoảng 35 họa sĩ, nhà điêu khắc uy tín, có chuyên môn cao trong và ngoài tỉnh do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh trực tiếp mời tham gia, dự kiến có 14 tác phẩm.

Mỗi tác phẩm có chiều cao từ 2-3 m tùy thuộc vào không gian đặt và nội dung của tác phẩm. Các tác phẩm phải phù hợp với cảnh quan, không gian và văn hóa vùng miền. Ban tổ chức khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo về nội dung và hình thức, sử dụng các chất liệu bê tông cốt thép, composits, kim loại và chất liệu tổng hợp phù hợp với trưng bày ngoài trời.

z5746638296413-cc66fdf5cfdf06c7afcfc80a77dff1b5-4112.jpg
Tác phẩm "Cao nguyên xanh" (giải A Triển lãm Mỹ thuật Nam miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 29 năm 2024) của nhà điêu khắc Nguyễn Vinh. Ảnh minh họa: NVCC

Thời gian thực hiện phác thảo tác phẩm từ ngày 10-4 đến 10-5; thi công, phóng lớn và dàn dựng tác phẩm từ ngày 20-5 đến 15-8. Dự kiến lễ công bố đưa tác phẩm vào sử dụng sẽ diễn ra vào ngày 19-8.

Tác phẩm sáng tác trong trại được đầu tư kinh phí, quyền sở hữu trí tuệ thuộc về tác giả, quyền sử dụng tác phẩm thuộc về Ban tổ chức.

Các tác phẩm sẽ được trưng bày tại Công viên suối Hội Phú (TP. Pleiku), đoạn từ cầu Nguyễn Tri Phương đến chùa Minh Thành. Việc trưng bày này nhằm tạo một quần thể điêu khắc ngoài trời để người dân tiếp cận trực tiếp với những tác phẩm của tác giả trong và ngoài tỉnh; hình thành điểm tham quan mới, hấp dẫn du khách; đồng thời đưa các tác phẩm văn học, nghệ thuật đến gần hơn với người dân.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.