Triệu Tiến Dũng-Nhà điêu khắc yêu mến văn hóa Mường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Là người chuyên tâm sáng tạo nghệ thuật và yêu mến văn hóa Mường, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã dựng nhà sàn Mường làm nơi trú ngụ cho cả gia đình ở thôn Đà Bắc, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông.

Hiện anh đang chuẩn bị dựng thêm 1 ngôi nhà sàn khác làm nơi trưng bày tác phẩm.

Xã Ia Lâu có hơn 2.200 hộ với khoảng 92% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, phần lớn là dân tộc Mường di cư vào theo Dự án di dân vùng lòng hồ sông Đà (Thủy điện Hòa Bình) từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Toàn xã hiện có khoảng 40% số hộ dân tộc thiểu số phía Bắc sinh sống trên nhà sàn. Khách phương xa đến đây không khỏi ấn tượng trước những ngôi nhà “cao cẳng” được bố trí dọc theo đường vào xã hay thấp thoáng dưới bóng cây.

Ngôi nhà sàn của nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng rất dễ nhận diện không vì sự bề thế mà nhờ hài hòa với khung cảnh xanh mướt bao quanh, có ao hồ, thảm cỏ và các tiểu cảnh nên thơ, dân dã. Nắng càng gay gắt, cả trăm cây hoa giấy trong khuôn viên gia trang rộng 6 sào càng bung tỏa rực rỡ, tôn lên vẻ đẹp cảnh quan. Đáng chú ý, người quyết tâm dựng nhà sàn Mường để ở lại chẳng có chút gốc gác nào với đồng bào nơi đây.

ngoi-nha-san-cua-gia-dinh-nha-dieu-khac-trieu-tien-dung-nam-giua-khong-gian-hai-hoa-xanh-muot.jpg
Ngôi nhà sàn của gia đình nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng nằm giữa không gian hài hòa, xanh mướt. Ảnh: L.N

Quê anh Dũng ở Thanh Hóa. Năm 2009, anh tốt nghiệp Khoa Điêu khắc (Trường Đại học Nghệ thuật Huế). Sau đó, anh trở thành giáo viên Mỹ thuật của Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái (xã Ia Lâu). Ngay khi đặt chân đến vùng đất này, anh đã bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của những ngôi nhà sàn mà đồng bào Mường dựng lên như một cách lưu giữ bản sắc quê xứ.

Anh phân tích: Nhà sàn Mường phóng khoáng, bay bổng. Phần mái nghiêng khoảng 60 độ, từ xa trông ngôi nhà rất sáng sủa. Cách bố trí không gian cũng thoáng rộng nhờ vận dụng kỹ thuật làm “trụ trốn”.

Nghĩa là dù căn nhà bề thế, dưới gầm nhà có rất nhiều cột chống đỡ nhưng bên trên không gian sinh hoạt rộng rãi, như một hội trường vì “trốn” được trụ mà vẫn đảm bảo kỹ thuật. Kiểu kiến trúc này phù hợp với khí hậu nắng nóng thường trực của xã giáp biên.

Sau khi lập gia đình, năm 2013, anh Dũng bắt tay dựng ngôi nhà sàn Mường đầu tiên bằng gỗ cà chít, diện tích mặt sàn chừng 90 m2 với sự giúp sức của tốp thợ 10 người từ Hòa Bình vào.

Để phù hợp với nhu cầu sinh hoạt, một số chi tiết ngôi nhà đã được anh cải biến. Ví dụ, nhà sàn Mường nguyên bản không dùng vách ngăn để chia tách không gian mà kê thêm tủ, kệ hoặc sử dụng tấm rèm, nhưng anh Dũng đã mạnh dạn ngăn tách ngôi nhà một cách có dụng ý thành 1 phòng khách và 3 phòng ngủ; chấn song cửa sổ thay vì cao 1/3 thì được đẩy lên toàn bộ để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ…

Thêm một chi tiết khiến ngôi nhà sàn này khác biệt với những ngôi nhà xung quanh, đó là treo khá nhiều tranh ảnh nghệ thuật, đúng như tính cách gia chủ.

cau-thang-9-bac-dung-kieu-mot-ngoi-nha-san-cua-nguoi-muong.jpg
Cầu thang 9 bậc đúng kiểu một ngôi nhà sàn của người Mường. Ảnh: L.N

Dù vậy, ngôi nhà “rất Mường” với cầu thang ở bên trái và có 9 bậc như quy chuẩn (cũng có nhà làm cầu thang chỉ 5-7 bậc tùy độ cao so với mặt đất nhưng phải là số lẻ).

Khác với đồng bào Tây Nguyên, người Mường không làm bếp ngay trên nhà sàn mà tách biệt ra 1 gian riêng.

Cũng vì vậy mà sau khi hoàn thiện ngôi nhà, anh Dũng tiếp tục dành dụm mua lại nhà sàn của một gia đình Mường có nhu cầu bán đi để chuyển ra huyện ở với con, tiếp đó mua thêm số gỗ dỡ ra từ hội trường thôn Bắc Thái (cùng xã) để dựng một căn bếp riêng gần đó.

Anh Dũng cho hay: Anh mất đến 7 năm để dựng 2 căn nhà sàn và tôn tạo cảnh quan hoàn chỉnh như hiện nay. Dưới gầm nhà sàn bố trí mấy bộ ghế, sập gỗ ngồi hóng mát và đồ trang trí. Chị Đỗ Thị Vương (vợ anh Dũng) còn giới thiệu một số vật dụng sinh hoạt của đồng bào Mường mà anh sưu tầm, chế tác như cối giã gạo, cối đá…

chiec-coi-gia-gao-bang-chan-la-vat-dung-quen-thuoc-cua-dong-bao-muong.jpg
Chiếc cối giã gạo bằng chân là vật dụng quen thuộc của đồng bào Mường. Ảnh: L.N

Khung cảnh xanh mát, đượm màu ký ức ấy đã chinh phục nhiều bà con người Mường xung quanh. Bà Bùi Thị Chần vui vẻ nói: “Tết vừa rồi, tôi rủ mấy người bạn mặc trang phục truyền thống đến nhà Dũng xin chụp hình check-in, livestream trên Facebook. Nhà của vợ chồng Dũng đẹp, có cối giã gạo, có ao hồ, mương nước, cây cỏ… nhìn y như nhà ở bản Mường ngoài Bắc. Thật đáng quý vì 2 vợ chồng không phải dân tộc Mường nhưng lại yêu thích, gìn giữ bản sắc văn hóa Mường”.

Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Dũng cho biết: Trong năm nay, anh sẽ dựng thêm 1 ngôi nhà sàn Mường rộng rãi để làm nơi trưng bày những tác phẩm điêu khắc do mình sáng tác. Anh còn tính xa hơn về một cuộc triển lãm tại không gian độc lạ này, với sự quy tụ tác phẩm của anh em chuyên ngành Điêu khắc trong tỉnh để bà con nơi đây được tiếp cận với loại hình nghệ thuật hấp dẫn.

Có thể bạn quan tâm

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.