Trà my quyến rũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm ấy, người bạn là kỹ sư nông nghiệp đem đến nhà tặng tôi một cây trà my nhỏ xinh, được trồng trong chậu đất. Trân quý tình bạn, tôi đem cây trồng ở mảnh đất nhỏ trước hiên nhà.

Chỉ vài ba năm sau, nhờ được chăm sóc tỉ mẩn, cây trà my lớn nhanh như thổi, năm nào cũng ra hoa rực đỏ cả góc vườn khiến ai đi ngang cũng trầm trồ nhìn ngắm.

Tôi nhớ trong Truyện Kiều, Đại thi hào Nguyễn Du có câu thơ nhắc đến loài hoa này: “Tiếc thay một đóa trà my/Con ong đã tỏ đường đi lối về…”. Khoan nói đến ý tại ngôn ngoại của câu thơ trên mà tác giả muốn đề cập. Ở đây, tôi thấy mối quan hệ giữa hai thực thể tự nhiên, một bên là đóa hoa trà my xinh đẹp và bên kia là con ong đi tìm mật đã khiến người ta thương tiếc cho cánh hoa tàn. Có lẽ vì vậy mà người đời sau bao giờ cũng nhìn hoa trà my bằng tấm lòng thương cảm, nâng niu hơn.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Hoa trà my thường nở vào cuối xuân đầu hạ, nhiều màu rất đẹp lại dễ rụng, thường ví với người con gái đẹp xuân thì. Khi mùa xuân cạn ngày, trăm hoa ngoảnh mặt, rụng rơi, chỉ còn lại những đóa trà my rực rỡ giữa nắng hạ chói chang.

Có lẽ cũng vì đời hoa trà my gắn với thân phận nàng Kiều mà tôi luôn yêu quý, chăm sóc đặc biệt hơn những loài hoa khác. Cây lúc nào cũng tươi tốt, hoa nở ngào ngạt suốt mùa. Năm kia, một buổi sáng nọ, cầm kéo ra cắt tỉa bớt cành, tôi ngạc nhiên thấy đàn ong ruồi về làm tổ trên nhánh cây. Tổ ong tròn trịa thõng xuống như cái bánh dầu. Hàng trăm con ong nhỏ màu vàng nâu bám đầy quanh tổ. Thi thoảng, những con ong đi tìm mật hoa lại bay về nhập đàn. Tôi biết, đây là loài ong mật tự nhiên.

Ở quê tôi, người ta hay đi tìm loài ong này trên các gò đồi vào cuối xuân đầu hạ để lấy mật. Ong ruồi thường làm tổ nhỏ, ít con và nọc không độc. Mỗi tổ đến kỳ khai thác chỉ lấy được khoảng 1 lít mật trở lại. Loại mật ong ruồi tự nhiên này rất quý, bổ dưỡng. Năm ấy, tôi cũng thu được nửa lít mật ong ruồi trên cây hoa trà my. Tôi đóng chai cất kỹ để dành dùng dần. Điều bất ngờ hơn, đầu tháng 3 năm nay, khi đi xa trở về, cây trà my trước hiên nhà cũng đến mùa đơm bông, tôi lại phát hiện một tổ ong ruồi mới hình thành trên cây. Thường thường khi ong bị ai đó phá tổ để lấy mật, chúng ít khi trở về nơi cũ để làm lại tổ mới. Nhưng ở cây trà my nhà tôi, đàn ong ruồi lại tiếp tục trở về chốn cũ. Tự nhiên, tôi thấy thương đàn ong!

Người ta cho rằng, loài ong ruồi thường kén nơi làm tổ, chúng chỉ chọn vùng nào có cây cối, bụi rậm và loài hoa thích hợp, môi trường trong lành mới xây tổ kết mật. Đằng này, nhà tôi ở giữa phố, đường sá, người xe đi lại tấp nập ngày đêm. Tôi nghĩ, có lẽ chính vẻ đẹp riêng có của những đóa trà my đã níu kéo đàn ong thêm một lần trở lại, khiến chúng thành kẻ “đa tình”!

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ mùa cà phê

(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Khúc ca trên đồi

(GLO)- Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.