Nắng tháng Ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vậy là tạm biệt nhé những ngày mưa phùn, gió rét căm căm, tạm biệt những chiếc áo bông to sụ, những tấm chăn dày ấm.

Một sớm mai thức giấc, ta ngỡ ngàng xiết bao khi thấy đất trời đổi thay, mới hôm qua đây thôi trời vẫn còn rất lạnh, vậy mà qua một đêm tựa như chuyện hôm qua chưa từng xảy ra, tiết trời ấm lên hẳn với nắng vàng lấp lóa khắp mọi ngõ ngách. Chắc hẳn không chỉ riêng ta mà với tất cả mọi người, vạn vật đều mong chờ thời khắc này. Vậy là tạm biệt nhé những ngày mưa phùn, gió rét căm căm, tạm biệt những chiếc áo bông to sụ, những tấm chăn dày ấm. Ta khẽ chào đón một tháng Ba ngọt ngào với muôn vàn tia nắng ấm áp.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ta cứ đằm mình trong màu nắng lấp lánh, muốn chạy ra giữa khoảng sân bao la mà chạm tay vào dải vàng và được “tan chảy” cùng chúng cho thỏa bao nhiêu tháng ngày đợi mong. Ta cảm tưởng như tạo hóa đang ưu ái cho một tháng Ba tươi đẹp để chắt lọc những gì tinh túy nhất vào màu nắng diệu kì. Đó là màu nắng mang màu vàng nhẹ của mỡ gà sóng sánh, của giọt mật ong non đầu mùa đang hình thành và của dải lụa vàng mơ phất phới giữa bầu trời lộng gió. Ta chẳng biết miêu tả sao cho đúng, đủ màu nắng tháng Ba. Chỉ biết rằng nó lấp lánh, diệu kì, hiện hữu trước mắt, làm say đắm bao kẻ si tình và mê hoặc khiến cho người ta phải đắm nhìn.

Nắng tháng Ba là nắng ấm. Hơi ấm đánh thức bao chồi non bật nhú, tạo nên một màu xanh ngập tràn đồi núi, ruộng đồng, bờ bãi. Hơi ấm khiến cho những cọng rêu nơi góc sân cứng cáp vươn mình với màu xanh đậm kiêu hãnh. Hơi ấm giục cây lúa đẻ nhánh, dày đặc. Và hơi ấm gọi cánh én từ phương xa về nhả từng bản nhạc trên không trung da diết. Hơi ấm hân hoan trong bước chân của người đi ra đồng thảnh thơi nhổ cỏ. Hạt bùn lấp lánh trên gót chân, vương lên vầng trán người nông dân tần tảo. Và trong ánh mắt ta thấy được ngời sáng niềm tin yêu, hi vọng vào một mùa mới bội thu...

Nắng tháng Ba là nắng thơm. Cái thơm đến từ sự khô khén hong khô vạn vật. Là cọng rơm vàng khô cong chờ bà nhặt nhạnh làm chổi. Nhát chổi lạo xạo dưới nền gạch. Chú mèo tam thể nằm lười lim dim đôi mắt, nhúm lông rung lên theo cơn gió thoảng qua. Mẹ trải những quả bồ kết mới hái phơi cho thật khô khén rồi cất bỏ lọ. Ta lại nhớ nồi nước gội đầu của mẹ năm xưa. Nồi nước sóng sánh, vàng màu cánh gián. Tay mẹ sần sùi cầm gáo dừa múc từng gáo khoát lên lọn tóc mây. Tóc gội xong được hong khô dưới nắng. Nắng thơm từng lọn tóc, thơm mùi bồ kết và thơm tình yêu thương mẫu tử. Nắng đi tới đâu, vạn vật thơm tới đó. Nhìn nắng, ta lại nhớ mẹ đến da diết, thấy bóng mẹ rõ nét, thật gần gũi, cặm cụi trong những lần phơi áo, phơi chăn. Như một lúc nào đó, kí ức lại đưa ta tới những câu thơ trong bài thơ “Nắng lên” của nhà thơ Lưu Trọng Lư: “Tôi nhớ mẹ tôi thủa thiếu thời/ Lúc người còn sống tôi lên mười/ Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội/ Áo đỏ người đưa trước dậu phơi...”.

Nắng tháng Ba mang màu nắng thanh xuân, màu nắng của sức trẻ. Tuổi trẻ với ta đong đầy hạnh phúc khi khoác trên mình chiếc áo xanh, mũ tai bèo rong ruổi khắp mọi miền đi tình nguyện. Sức trẻ sôi sục trong huyết quản. “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” - câu khẩu hiệu đến giờ vẫn còn đúng và truyền cảm hứng với lớp lớp thế hệ trẻ. Đó là những ngày tháng Ba nắng vàng ướt đẫm tấm áo xanh ta đã khóc, cười với những mảnh đời khốn khó, vất vả. Ta quệt vội giọt mồ hôi mặn chát trên trán, ngăn chúng không rơi vào mắt. Ta hát khúc hát bài ca tuổi trẻ. Dẫu có khó khăn, nhưng với ta sẽ không bao giờ chùn bước. Đi xa để yêu thương hơn đồng loại, để trái tim mình thổn thức những yêu thương. Và năm tháng thanh xuân ấy, có màu nắng tháng Ba cùng đồng hành, chứng giám.

Màu nắng tháng Ba hiện tại nhưng cũng là kí ức. Cảm ơn cuộc đời cho ta được trọn vẹn tận hưởng những vạt nắng ngọt, cho ta thêm nhiều hồi ức tuyệt đẹp, để ta thênh thang bước vào đời với những yêu thương.

Có thể bạn quan tâm

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

(GLO)- "Dốc mùa xuân" là một bài thơ đượm sắc xuân và tình quê của Bùi Việt Phương. Ở đó, xen lẫn giữa kỷ niệm là những xúc cảm hoài niệm của một người con xa xứ về không khí Tết đầm ấm, yên vui ở quê nhà.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.