Tổng thống Biden nói về điều có thể khiến Đảng Dân chủ 'trả giá đắt'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hơn 1/10 đảng viên Đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ đã công khai kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden bỏ cuộc.

Ông Joe Biden hôm 19-7 khẳng định sẽ tiếp tục chiến dịch tái tranh cử của mình bất chấp mọi áp lực, bởi ông lo ngại rằng việc từ chức vì có thể khiến Đảng Dân chủ phải trả giá đắt trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5-11.

Theo Reuters, đến nay, 32 trong số 264 đảng viên Đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ đã công khai kêu gọi ông Biden kết thúc chiến dịch tranh cử của mình.

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫy chào người ủng hộ trong một sự kiện tại TP Detroit, bang Michigan hôm 12-7 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫy chào người ủng hộ trong một sự kiện tại TP Detroit, bang Michigan hôm 12-7 - Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, nhiều nhà lãnh đạo cấp cao khác của Đảng Dân chủ đã thúc đẩy ông Biden làm như vậy sau hậu trường, theo các nguồn tin và báo cáo của các phương tiện truyền thông.

Điều này xảy ra sau cuộc tranh luận được coi là thảm hại của ông Biden hồi tháng 6 với ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump, làm dấy lên lo ngại về khả năng giành chiến thắng của ông Biden hoặc khả năng đảm nhiệm trọng trách trong 4 năm nữa.

Tuy nhiên, vị tổng thống 81 tuổi vẫn tỏ ra cứng rắn và cho biết sẽ sớm tiếp tục cuộc đua.

"Tôi mong muốn được quay trở lại chiến dịch tranh cử vào tuần tới để tiếp tục vạch trần mối đe dọa từ chương trình nghị sự Dự án 2025 của ông Donald Trump, đồng thời bảo vệ thành tích của bản thân và tầm nhìn mà tôi có cho nước Mỹ" - tổng thống Mỹ tuyên bố.

Hiện ông Biden phải cách ly tại nhà riêng ở bang Delaware vì mắc COVID-19 và tạm ngừng các sự kiện tranh cử trong vài ngày.

Sự chia rẽ trong Đảng Dân chủ hoàn toàn trái ngược với những cảnh tượng diễn ra trong tuần này tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa (RNC) ở TP Milwaukee, nơi các đối thủ cũ trong đảng đoàn kết xung quanh cựu Tổng thống Donald Trump.

Đảng Dân chủ ngày càng lo ngại về khả năng ông Trump chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 5-11, điều đồng thời giúp Đảng Cộng hòa giành thế đa số ở cả hai viện của Quốc hội.

Chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông Biden, bà Jen O'Malley Dillon, thừa nhận rằng ông đang phải đối mặt với chặng đường khó khăn. Song, bà cho biết sự ủng hộ dành cho ông Biden không giảm đáng kể trong những tuần gần đây.

"Chúng ta còn nhiều việc phải làm để đảm bảo có thể trấn an người dân Mỹ rằng đúng là ông ấy đã già nhưng có thể làm được việc và có thể giành chiến thắng" - bà Dillon nói trên MSNBC.

Cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos đầu tuần này cho thấy ông Biden và ông Trump về cơ bản ngang nhau trên toàn quốc. Dù vậy, các chiến lược gia từ cả 2 đảng đều cho rằng con đường dẫn đến chiến thắng của ông Biden đang thu hẹp lại khi ông bị tụt lại ở hầu hết các bang chiến trường.

Nếu ông Biden rời khỏi vị trí ứng cử viên, Phó Tổng thống Kamala Harris (59 tuổi) có thể đảm nhiệm vai trò này.

Cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos cho thấy bà Harris có thành tích nhỉnh hơn ông Trump một chút nếu xảy ra đối đầu trực diện, về mặt lý thuyết.

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

null