Tổng điều tra phục vụ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 chính thức thực hiện vào ngày 1-7-2016 trên phạm vi cả nước theo Quyết định số 1225/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lý Hùng Thanh-Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) tổng điều tra của tỉnh xung quanh vấn đề này.

 Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

* P.V: Xin ông cho biết mục đích chọn năm 2016 là năm tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản?

- Ông LÝ HÙNG THANH: Ngày 5-8-2008, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trong đó chỉ rõ: “Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh-quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”.

Để phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; phục vụ sự chỉ đạo, đánh giá kết quả quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải có những thông tin thống kê cơ bản về tình hình nông thôn, nông dân, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (NT, NN và TS). Đồng thời, theo Luật Thống kê và chương trình điều tra thống kê quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 803/QĐ-TTg ngày 28-6-2012 thì tổng điều tra được tiến hành 5 năm một lần nhằm mục đích thu thập thông tin cơ bản về NT, NN và TS phục vụ công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển NT, NN và TS cho 5 năm tiếp theo.

* P.V: Cuộc tổng điều tra lần này sẽ chú trọng vấn đề gì, thưa ông?

- Ông LÝ HÙNG THANH: Để phục vụ các mục đích trên, cuộc tổng điều tra năm nay tập trung vào 3 nhóm nội dung. Nhóm thông tin về thực trạng nền sản xuất khu vực nông nghiệp bao gồm các nội dung chính như: số lượng đơn vị sản xuất (hộ, trang trại); số lao động và cơ cấu lao động phân theo giới tính, tuổi, ngành hoạt động, trình độ chuyên môn, hình thức làm việc; sử dụng thời gian lao động; quy mô sử dụng đất; quy mô diện tích gieo trồng một số loại cây chủ yếu; quy mô diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản; quy mô diện tích đất; tình hình thuê, mượn... đất sản xuất nông-lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản; tình hình dồn điền, đổi thửa; các loại máy móc thiết bị chủ yếu sử dụng trong sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản; quy mô chăn nuôi từng loại gia súc, gia cầm; tình hình thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản...

Nhóm thông tin về nông thôn tập trung điều tra về thực trạng và sự chuyển dịch cơ cấu hộ và lao động nông thôn: số lượng và cơ cấu hộ phân theo ngành sản xuất chính và nguồn thu nhập chính của hộ; số lượng và cơ cấu lao động nông thôn phân theo giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngành nghề và hình thức hoạt động; thực trạng về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn như hệ thống điện, đường giao thông, thông tin liên lạc, trường học, giáo dục mầm non, cơ sở vật chất văn hóa, y tế, chợ nông thôn, ngân hàng, tín dụng, mạng lưới khuyến nông, thủy lợi; kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Nhóm thông tin về cư dân nông thôn tập trung điều tra về thông tin phản ánh điều kiện sống của cư dân nông thôn như đồ dùng chủ yếu, sử dụng nước sạch, môi trường sống.

Đơn vị điều tra gồm: hộ nông thôn; hộ có tham gia hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở khu vực thành thị; trang trại nông-lâm nghiệp và thủy sản; UBND xã.

* P.V: Các cấp, các ngành có trách nhiệm gì để triển khai thành công tổng điều tra trên địa bàn tỉnh, thưa ông?

- Ông LÝ HÙNG THANH: Do thời gian thu thập thông tin tại địa bàn diễn ra trong 20 ngày (đối với điều tra toàn bộ) và 30 ngày (đối với điều tra mẫu), nội dung điều tra rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, đơn vị khác nhau nên cấp ủy, chính quyền các cấp có vai trò rất quan trọng, nhất là cấp xã-cấp trực tiếp tổ chức và thực hiện khâu thu thập thông tin ban đầu. Vì thế, chính quyền các cấp cần thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo và hướng dẫn của BCĐ tỉnh, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, kế hoạch tiến hành tổng điều tra của địa phương nhằm vận động người dân hợp tác và thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực cho điều tra viên. Kiểm tra, đôn đốc, giám sát các hoạt động tổng điều tra tại địa phương mình, bao gồm cả các biện pháp an ninh trật tự; hỗ trợ và huy động hiệu quả các nguồn lực cho điều tra viên, nhất là ở các địa bàn điều tra gặp khó khăn về nhân lực, ảnh hưởng của yếu tố thời vụ sản xuất nông nghiệp. Thường xuyên nắm bắt tình hình, diễn biến, tiến độ điều tra, thực hiện công tác thông tin, báo cáo theo quy định; kịp thời phát hiện những sai sót, tổng hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Các thành viên BCĐ từ tỉnh đến cơ sở chủ động bố trí thời gian, điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. Cục Thống kê tỉnh là cơ quan thường trực BCĐ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ trong suốt quá trình tổng điều tra; tổng hợp, phân tích, công bố số liệu và chấp hành chế độ báo cáo với BCĐ Trung ương theo quy định; đề xuất những vấn đề phát sinh vướng mắc với BCĐ Trung ương, Trưởng BCĐ tỉnh để giải quyết kịp thời. Đối với người dân, đây là lực lượng có vai trò rất quan trọng trong giám sát cuộc tổng điều tra, bởi chính họ vừa là người cung cấp thông tin, vừa là người kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra của điều tra viên nên sự hợp tác tích cực của từng người dân chính là nhân tố quan trọng để cuộc tổng điều tra này thành công.

* P.V: Xin cảm ơn ông!

 Tú Uyên (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.