Tôn vinh trang phục truyền thống Jrai, Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trên thực tế, các sản phẩm truyền thống như: váy, áo, đầm dạ hội… sử dụng chất liệu thổ cẩm Tây Nguyên đã được đông đảo người dân cũng như khách hàng gần xa đón nhận. Với địa phương sở hữu văn hóa đa sắc màu như Gia Lai, việc đặt ra một ngày để tôn vinh trang phục truyền thống của cộng đồng dân tộc Jrai, Bahnar cũng là giải pháp tối ưu góp phần phát triển nghề dệt thổ cẩm nói riêng và nghề truyền thống nói chung.
Thời gian qua, theo dõi Báo Gia Lai cũng như một số kênh thông tin khác, chúng tôi nhận thấy có nhiều bài viết phản ánh về những cá nhân, nhất là lớp trẻ dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Jrai, Bahnar thông qua việc nâng tầm giá trị trang phục truyền thống. Đó là chị Rơmah H’Tuyết (tổ 10, thị trấn Phú Thiện) duy trì việc may trang phục truyền thống với kiểu dáng đa dạng, phong phú. Thầy giáo Tưih (làng Dur, xã Glar, huyện Đak Đoa) dành tâm huyết cho việc phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc, trực tiếp lên ý tưởng thiết kế các mẫu váy cưới, váy dạ hội bằng thổ cẩm bắt mắt, phù hợp với xu hướng của giới trẻ… Mỗi người với một công việc khác nhau, song họ đều góp phần duy trì các sản phẩm truyền thống. Điều đó khẳng định ý thức, trách nhiệm của họ trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Trên thực tế, các sản phẩm truyền thống như: váy, áo, đầm dạ hội… sử dụng chất liệu thổ cẩm Tây Nguyên đã được đông đảo người dân cũng như khách hàng gần xa đón nhận. Đây là minh chứng xác thực nhất thể hiện sức hút của sản phẩm truyền thống. Theo đó, các sở, ban, ngành liên quan cần quan tâm hỗ trợ những điều kiện cần thiết để góp phần duy trì và nhân rộng sản phẩm nghề truyền thống, không chỉ ở lĩnh vực dệt may thổ cẩm mà còn nhiều nghề truyền thống khác như: đan lát, tạc tượng. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khoảng cách giữa con người với nhau được rút ngắn bởi những cú “click chuột” hay lướt nhẹ tay trên điện thoại thông minh thì việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm của địa phương, trong đó có sản phẩm truyền thống cũng sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Vì vậy, tương lai đầy khởi sắc và thành công cho con đường phát triển nghề đan lát, dệt thổ cẩm là điều mà thế hệ trẻ Jrai, Bahnar có thể kỳ vọng và hướng tới.
Các sản phẩm truyền thống từ thổ cẩm Tây Nguyên được đông đảo du khách đón nhận. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Các sản phẩm truyền thống từ thổ cẩm Tây Nguyên được đông đảo du khách đón nhận. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Đọc bài viết của ThS. Hoàng Thị Thanh Hương về “Giải pháp xây dựng và phát triển lực lượng nghệ nhân dệt thổ cẩm ở Gia Lai” đăng trên Thông tin sinh hoạt Nhân dân số tháng 3-2021, chúng tôi rất đồng tình với những giải pháp mà tác giả đưa ra nhằm phát triển nghề dệt thổ cẩm cũng như phát triển lực lượng, trực tiếp là các nghệ nhân, những người trẻ đam mê văn hóa truyền thống, đồng thời mạnh dạn đề xuất thêm một số giải pháp góp phần phát triển nghề dệt thổ cẩm Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh.
Trước hết, với đội ngũ nghệ nhân, người trẻ đam mê nghề dệt, may thổ cẩm cần duy trì không gian (hội thi, cuộc thi, lễ hội văn hóa dân tộc…) để thể hiện tài năng, sự khéo léo của bản thân, đồng thời tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa những người trẻ và nghệ nhân có kinh nghiệm. Những người thụ hưởng văn hóa truyền thống tại chỗ, trực tiếp là cộng đồng người Jrai, Bahnar sinh sống tại các địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc ủng hộ cho sự phát triển của nghề dệt, may thổ cẩm truyền thống bằng cách chủ động trang bị tối thiểu bộ trang phục truyền thống cho từng thành viên trong gia đình. Với những cán bộ, công chức, viên chức người địa phương, việc may, sắm trang phục truyền thống không chỉ để mặc trong các dịp lễ hội, sự kiện quan trọng của địa phương mà còn có thể dùng làm trang phục công sở (1 ngày/tuần) nhằm góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc. Còn nhớ, trong “Tuần lễ áo dài” vừa qua, chị em phụ nữ trong tỉnh hưởng ứng rất tích cực, vừa tôn vinh vừa thể hiện niềm tự hào của người dân đất Việt với trang phục truyền thống của dân tộc. Vậy nên chăng, với địa phương sở hữu văn hóa đa sắc màu như tỉnh ta thì việc đặt ra một ngày để tôn vinh trang phục truyền thống của cộng đồng dân tộc Jrai, Bahnar cũng là giải pháp tối ưu góp phần phát triển nghề dệt thổ cẩm nói riêng và nghề truyền thống nói chung. Người viết bài này cũng đã kịp sắm cho mình một bộ váy áo truyền thống để mặc trong dịp đặc biệt cũng như đến công sở với hy vọng mỗi bạn trẻ Jrai, Bahnar có thêm động lực để tiếp tục niềm đam mê với thổ cẩm, yêu mến, tự hào về giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình nhiều hơn thời điểm hiện tại.
KSOR H’YUÊN

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.