Tin yêu trở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tan giờ làm, Thủy đón con như thường lệ. Cửa cổng hôm nay không đóng. Đoán nhà có khách, Thủy tắt máy dẫn xe vào sân.
Minh họa: Phan Nhân

Minh họa: Phan Nhân

Chị sững lại. Chiếc xe quen, biển số quen… người đang ngồi trong nhà cũng quen. Vừa đạp chân chống xe, chị đã nghe giọng ba gay gắt:

- Anh nghĩ mình còn tư cách để bước vào ngôi nhà này sao?

- Ba bình tĩnh đã, chuyện đâu còn có đó mà. - Giọng Khánh bình thản.

- Cửa nhà tôi trót mở, nhưng không phải để đón anh. Mời anh về cho! - ba Thủy đanh giọng.

Chị vội bước vào. Một tích tắc im lặng đáng sợ. Nhắc con mang cặp sách lên phòng và đi tắm, xong chị mới lên tiếng:

- Chiều mai sẽ có người mua nhà đến đặt cọc và hoàn thiện giấy tờ chuyển nhượng. Chia xong tài sản cuối cùng này, xin anh để mẹ con tôi yên.

- Chắc chắn cô sẽ có phần hơn, dẫu sao thằng Dũng cũng là con tôi mà.

- Đồ khốn nạn, mày… mày cút mau… đến lúc này mà vẫn trơ tráo thế… cút đi…

Ông Bằng sôi máu, đẩy Khánh ra hè đuổi thẳng cổ. Khánh sượng sùng, cố thanh minh điều gì đó giữa cuộc giằng co. Nhưng trước sự cương quyết của ba vợ, Khánh đành bất lực, buông tràng cười gượng gạo rồi dong xe ra cổng, vội vã phóng vụt đi.

Bữa cơm chiều lặng lẽ chẳng ai nói với ai câu nào. Đã uống mấy chén rượu đầy mà ông Bằng vẫn chưa có ý dừng lại. Thủy gượng cười, tỏ ý vui vẻ:

- Ba mẹ việc gì phải lo, ngày mai nữa là xong hết thôi. Hết duyên, rồi cũng đến lúc hết nợ.

- Giá ngày đó mày chịu nghe lời...

- Kìa ông, chuyện đã rồi, thương con thì nhắc lại làm gì! - mẹ Thủy lên tiếng.

- Mười năm chẳng dài cho một đời người, nhưng lại quá dài cho phận đời đổ vỡ của kiếp hồng nhan, con ạ!

Thủy thấy tim mình như nghẹt lại khi ba chị nghẹn ngào câu nói ấy. Ngày còn yêu và quyết đi đến hôn nhân với Khánh, chị đã chẳng để tâm đến những điều ba chị cảm nhận được, ông cản ngăn Thủy với lý do Khánh không thật lòng, anh ta chỉ muốn lợi dụng chị, lợi dụng cả chức sắc của ông. Chị đã giận ba ích kỷ, hẹp hòi. Dường như thứ tình yêu càng bị ngăn cấm thì lý tưởng đấu tranh của tuổi trẻ về nó càng mạnh mẽ. Ba chị cuối cùng cũng đành phải xuôi lòng, một phần vì chị quá ngang bướng, phần vì ông không muốn rẽ duyên con. Kết cục của chị hôm nay, nỗi đau ấy ông phả vào từng chiều ngồi nhìn cánh đồng trước mặt, trong từng chén trà nguội đắng chát, liên miên say.

***

Hai ngày nghỉ cuối tuần trời mưa không dứt, Thủy vùi mình trong phòng đọc sách. Chán đọc, chị bật máy tính, muốn viết cái gì đó giết thời gian mà chẳng có ý tưởng nào. Thủy ghét cái tiết trời này, nhếch nhác, ảm đạm đến phát điên.

Phong nhắn tin mời chị cà phê tối. Nhưng chị từ chối, sợ trời lại mưa, mắt cận khó tìm đường, ngại ướt át, bẩn thỉu, lạnh… Anh trêu chị, nói chị như trẻ tự kỷ. Chẳng ai yêu nổi chị khi mà chính chị chẳng biết yêu chiều bản thân mình.

- Anh đừng thích em nữa, sẽ rất thiệt thòi và không công bằng cho anh.

- Kệ anh. Thích ai đó, yêu ai đó là có tội sao?

- Nhưng… em… đã có người đàn ông của mình rồi!

Nói xong lý do biện hộ vu vơ ấy, Thủy giật mình. Tám năm trước, Khánh chuếnh choáng hơi men và mùi hương phụ nữ trở về nhà quá nửa đêm, nói với chị rằng anh ta đã có người phụ nữ khác mà anh ta thuộc về. Lúc đó, chị đã phải ôm chặt ngực mình, cố xoa dịu cơn đau như dao cứa. Bức ảnh cưới bị Khánh giật tung, rơi xuống nền vỡ tan. Ba chị đã đúng, tất cả những thương yêu, toan tính sự nghiệp đã được Khánh hoạch định khi biết chị là con gái người có chức quyền nhất nhì tỉnh này. Bây giờ, anh ta đã có được thứ mình cần, ngồi ở địa vị cần có, chị bị đá văng như một món đồ “hết đát”.

Chị quen Phong trong một lần tác nghiệp tại cơ sở. Ban đầu chỉ tin qua lại vì việc chung, dần dà trở nên thân thiết. Phong quấn quýt và cưng chiều chị, có thể nói chuyện với chị hàng giờ trên điện thoại. Những lúc căng thẳng vì công việc, Phong bảo chỉ cần gọi cho chị, nghe chị cười, để nói với chị một câu rằng “anh mệt quá”, vậy mà như được hồi sinh. Là vì tâm hồn Phong đa sầu đa cảm mà sinh ra lãng mạn thế, chứ chị chẳng dám tin, cứ nghe rồi cười cười, nói lái sang chuyện khác. Ở Phong có sự dịu dàng bản năng, khiến ai ở cạnh cũng cảm nhận sự bình yên, ấm áp. Sau gần sáu năm vợ và đứa con chưa kịp nhìn mặt ra đi vì cú trượt ngã cầu thang khi anh vắng nhà, Phong bảo nhiều khi anh thấy mình đơn độc quá. Bình tâm sau mất mát, điều anh sợ hãi nhất bây giờ là để mất, kể cả một xúc cảm mỏng manh.

Phong đã lặng lẽ bên chị ba năm rồi. Nhưng cũng từng ấy năm, chị đáp lại tình cảm của anh bằng ánh nhìn thờ ơ của nỗi đau chưa liền sẹo. Đối diện với sự vô tâm của chị, anh luôn từ hòa nhẫn nại, nói rằng nếu Thủy không thể đặt niềm tin nơi người khác thì chí ít cũng nên đặt niềm tin ở chính mình. Đã từ rất lâu, anh không phải nói lời yêu ai, và cũng không ai nói yêu anh cả. Còn nhớ - đó là một cảm giác xa xỉ.

***

Chiều thứ sáu, đang tất bật sửa bản thảo thì cô bạn thân học chung lớp đại học bất ngờ gọi điện, mời Thủy sang tuần lên chơi tân gia.

- Tôi muốn mời cả Phong nữa. Ông ấy thương bà thật lòng đó.

- Bà khờ, hay cố tình không hiểu?

Suốt quãng đường về nhà, Thủy cứ quẩn quanh với những ý nghĩ về Phong. Ngang qua shop đồ nam ở chợ trung tâm, Thủy mường tượng Phong mặc chiếc áo kiểu bụi bụi kia sẽ trẻ ra mấy tuổi; Phong đeo chiếc đồng hồ dây da kia trông sẽ nam tính ra sao… Về nhà, chị lần tìm số Phong, tính kể anh nghe cảm xúc vừa trải qua lúc nãy. Nhưng định bấm gọi rồi lại thôi, soạn tin rồi lại xóa. Quá lâu rồi Thủy mới thấy mình bối rối.

Đêm, gió thổi mạnh ngoài hiên. Thủy vội đóng cửa sổ, mưa mỗi lúc một nặng hạt. Thủy trằn trọc mãi không ngủ được. Mắt thì nhức mỏi mà hễ nhắm lại một chút là lại bật căng ra. Điện thoại reo chuông. Cuộc gọi từ số máy của Phong làm chị giật tỉnh. Một giọng nữ nhẹ nhàng nhưng nhanh, dứt khoát:

- Chào chị. Chị là Thạch Thảo?

- Tôi… à… vâng - Thủy nghe giọng mình lạc đi.

- Tôi gọi từ Bệnh viện Đa khoa Minh Châu. Đây là số liên lạc khẩn mà chủ nhân đã lưu trong máy. Bạn chị gặp tai nạn khi cứu người băng ngang qua đường ray tàu hỏa. Anh ấy cần được phẫu thuật gấp.

Thủy luống cuống, bấn loạn đến nỗi nhớ mãi không ra số điện thoại một hãng taxi nào. Cả nhà bị đánh thức vì tiếng khóc của chị. Ba chị sốt sắng gọi taxi, cùng chị vào bệnh viện. Hơn hai tiếng chờ đợi ngoài phòng phẫu thuật, chưa bao giờ Thủy thấy thời gian chậm chạp làm vậy.

Dường như, giữa ranh giới mất còn, con người ta mới nhận ra điều quan trọng nhất chăng? Tại sao phải chối bỏ yêu thương khi bản thân mình cần nó? Thủy nắm bàn tay Phong lòng thòng bao nhiêu dây dợ, khóc rưng rức. Từng lời anh nói cứ vọng vang trong đầu chị, thiêu đốt con tim đầy những vết xước.

- Em có biết tại sao anh lại gọi em là Thạch Thảo không?

- …

- Vì thạch là đá, thảo là cỏ, hai từ chỉ sự mạnh mẽ và nghị lực. Nó giống em. Anh hi vọng đóa thạch thảo ấy khi ở bên anh sẽ không còn phải gồng mình mạnh mẽ nữa.

Thủy ngủ thiếp đi khi cảm nhận bàn tay Phong đang mỗi lúc một ấm dần. Trái tim và niềm tin yêu trong lòng chị như cũng đang bừng lên, nồng nàn trở lại. Những nhức nhối ngày cũ, đã thôi gào thét trong tim chị tự bao giờ...

Có thể bạn quan tâm

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bảng lảng mùa sương

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Chạm miền thương nhớ

Chạm miền thương nhớ

(GLO)- Chiếc xe rẽ trái đưa chúng tôi vào con đường làng. Cánh đồng xanh giữa những vườn dừa tươi tốt dần hiện ra trước mắt. Một cảm xúc thật lạ kỳ đang dâng lên trong lòng.

Minh họa: H.T

Nơi những cánh chim trở về

(GLO)- Ngày bé, tôi thường phải ở nhà một mình. Với một đứa trẻ, điều ấy chẳng những không thú vị mà còn đáng sợ. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Ở nhà một mình” của đạo diễn Chris Columbus sẽ thấy cậu bé Kevin phải đối diện với những hiểm nguy ra sao. 

Phụ nữ là để yêu thương

Phụ nữ là để yêu thương

(GLO)- Không phải ngẫu nhiên mà xưa nay danh xưng “phái đẹp” lại chỉ dùng khi nói về phụ nữ. Họ còn được ví như những bông hoa tươi thắm với tất cả sự nâng niu, yêu mến bởi cái đẹp tự thân không thể phủ nhận.

Tháng ba

Tháng ba

(GLO)- Tháng ba về, vùng đất Tây Nguyên lại chuyển mình trong một bản hòa ca của sắc màu và hương thơm. Đây là một trong những thời điểm đẹp và đặc biệt nhất trong năm của cao nguyên đầy nắng gió này. Cả đất trời trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết, dễ khiến lòng người lưu luyến nhớ thương.

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

(GLO)- Một người bạn đã rủ tôi xuôi đường xuống Vĩnh Thạnh, Bình Định. Đây là huyện miền núi sát với huyện Kbang, Gia Lai. Mùa này, hai bên bờ suối khoác lên mình một tấm áo rực rỡ của hàng trăm cây vàng anh, nổi bật trên nền trời xanh thắm.

“Gặp gỡ êm đềm”

“Gặp gỡ êm đềm”

(GLO)- Gần như không thể đếm được mỗi chúng ta đã có bao nhiêu lần gặp gỡ trong đời. Dù so với cái rộng dài của thế gian thì “môi sinh” của một người cũng chỉ là bầu không khí nhỏ thôi.

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Giấc mơ xanh

Giấc mơ xanh

(GLO)- Mùa xuân có muôn vàn con đường mở ra trước mắt. Mới hôm nào giá rét đẩy ta đến bờ sông sụt lở, thấy bi quan, lo lắng thì giờ đây, mùa xuân như bến mơ, có con đò sẵn đợi.