Tin mừng: Đã tìm được giống sắn kháng bệnh khảm lá, đạt năng suất cao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã thu được 8 dòng/giống sắn (khoai mì) có sức kháng bệnh khá, có năng suất và tinh bột vượt trội so với các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh.

Tin mừng cho nông dân: Đã tìm được 8 giống sắn kháng bệnh khảm lá, 1 giống đặc biệt đạt cả 3 chỉ tiêu
Tin mừng cho nông dân: Đã tìm được 8 giống sắn kháng bệnh khảm lá, 1 giống đặc biệt đạt cả 3 chỉ tiêu



Đây là thông tin được Cục BVTV thông báo tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá sắn tổ chức tại Tây Ninh ngày 24/11.
 

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh – Trưởng ban chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá sắn kiểm tra thực tế tình hình trồng mì (sắn) tại Tây Ninh.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh – Trưởng ban chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá sắn kiểm tra thực tế tình hình trồng mì (sắn) tại Tây Ninh.


GS Lê Huy Hà, nguyên Viện trưởng Viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Viện đã phối hợp triển khai đánh giá tập đoàn các giống sắn trong nước và nhập nội dưới áp lực bệnh tự nhiên trên đồng ruộng, từ tháng 10/2018 đến nay tại huyện Tân Biên và Tân Châu của tỉnh Tây Ninh

Kết quả đánh giá khảo nghiệm trên tổng số 157 dòng giống sắn nhập nội và hơn 250 dòng giống sắn trong nước đã thu được 8 dòng/giống kháng bệnh khá, có năng suất và tinh bột vượt trội (trên 50 tấn/ha) so với các giống đối chứng tốt nhất hiện trồng tại Tây Ninh: KM419 và KM140 (44-48 tấn/ha).

Đặc biệt trong đó có 1 dòng (C97) đạt cao ở cả 3 chỉ tiêu: năng suất (54 tấn/ha), tinh bột (27,5%), kháng bệnh (100%).

 

Viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết đã thu được 8 dòng/giống kháng bệnh khá, có năng suất và tinh bột vượt trội.
Viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết đã thu được 8 dòng/giống kháng bệnh khá, có năng suất và tinh bột vượt trội.


Trong số các dòng giống đã đánh giá, có 8 dòng giống kháng hoàn toàn với bệnh khảm lá, gồm giống: C4, C9, C36, C48, C97, HN3, HN4, HN5; năng suất khá (38-64 tấn/ha), tinh bột cao (26-30%).

Trước đó, giữa tháng 10, Cục BVTV đã tổ chức đoàn công tác đánh giá giống kháng bệnh khảm lá sắn nêu trên. Nhìn chung ruộng sắn tại 3 điểm thí nghiệm đều phát triển rất tốt.

 

Giống HN5 có tính kháng bệnh cao hơn các giống đối chứng
Giống HN5 có tính kháng bệnh cao hơn các giống đối chứng


Cụ thể, chiều cao, thân lá sắn của các giống khảo nghiệm đều tốt hơn so với giống đối chứng và các ruộng chung quanh.

Bệnh khảm lá chỉ mới bắt đầu xuất hiện trên giống HN5 giai đoạn 4,5 tháng. Trong khi đó, giống đối chứng và ruộng chung quanh bệnh khảm xuất hiện ở giai đoạn sắn 2 – 2,5 tháng.

Bệnh khảm lá xuất hiện rất ít ở một số giống khảo nghiệm; mức độ biểu hiện cao nhất ở cấp 2 (lá chỉ bị biến dạng nhẹ ở mép thùy lá, phần còn lại vẫn bình thường). Trong khi đó các giống đối chứng và ruộng sắn trồng chung quanh đều bị nhiễm bệnh khảm ở cấp 5, tỷ lệ nhiễm 100%.

 

Giống khoai mì HN5
Giống khoai mì HN5



Sau khi đánh giá và tham khảo kết quả ghi nhận của Viện Di truyền Nông nghiệp xác định, HN3 và HN5 là 2 giống triển vọng.

Theo GS Hà, hai giống này cũng có nhược điểm là tính phân cành cao, nên mật độ trồng sẽ không cao và lượng tinh bột thấp.

"Tuy nhiên, trong bối cảnh các giống đều bị nhiễm khảm lá thì đây là giải pháp hiệu quả, tạo thêm lựa chọn cho người dân Tây Ninh và các nơi khác. Viện sẽ tiêp tục phối hợp trong việc nghiên cứu chuyển gen kháng bệnh, tạo ra giống sạch bệnh đưa vào sản xuất", GS Hà cho biết.


 

Giống khoai mì HN5 có nhược điểm là có tính phân nhánh cao và tinh bột thấp
Giống khoai mì HN5 có nhược điểm là có tính phân nhánh cao và tinh bột thấp



Ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh cho biết, với Tây Ninh, khoai mì là cây cực kỳ quan trọng. Sau nhiều nỗ lực khống chế và triển khai các mô hình phòng chống, nhưng kết quả là không thể kiểm soát được sự lây lan của virus khảm lá.

"Việc tìm ra được các dòng giống kháng bệnh mà vẫn cho năng suất cao là thông tin rất mừng với bà con Tây Ninh, cũng như nhiều tỉnh thành khác. Mong các viện, ngành chức năng sớm nhân giống, lai tạo ra giống kháng bệnh phục vụ sản xuất", ông Xuân nói.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh – Trưởng ban chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá sắn cho biết, từ trung ương đến địa phương nỗ lực rất nhiều từ nghiên cứu, lai tạo tới cắt vụ luân canh trên đồng.

Lúc đầu,  giống KM94 tưởng là tốt nhưng đến nay vẫn bị nhiễm. Rõ ràng áp lực phòng chống dịch bệnh chịu sức ép quá lớn và vẫn còn nan giải.


"Giải pháp căn cơ nhất vẫn phải là có giống tuyệt đối kháng bệnh. Việc tìm ra được giống kháng bệnh là tin vui nên Cục Trồng trọt cần sớm hỗ trợ Viện Di truyền Nông nghiệp công bố giống để phổ biến, trước mắt là 2 giống HN3, HN5. Đồng thời có quy trình trồng riêng và tiếp tục hoàn thiện cho 2 giống này", Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị.

https://danviet.vn/tin-mung-da-tim-duoc-giong-san-khang-benh-kham-la-dat-nang-suat-cao-20201124112415229.htm

Theo NGUYÊN VỸ (Dân Việt)
 

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.