Tìm thấy xác "tàu ma" sau 95 năm mất tích ở "Tam giác quỷ" Bermuda

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Xác của con tàu hơi nước huyền thoại SS Cotopaxi đã được các nhà thám hiểm tìm thấy dưới đáy biển ngoài khơi Florida - Mỹ trong tháng 1- 2020, gần 1 thế kỷ sau khi được cho là bị đắm ở "tam giác quỷ" Bermuda.
Con tàu nổi tiếng với chiều dài 77 m này xuất cảng lần cuối từ thành phố Charleston, bang Nam Carolina, Mỹ vào ngày 29-11 năm 1925 trong chuyến hải trình đến Havana - Cuba và đó cũng là lần cuối cùng người ta nhìn thấy nó. 
Con tàu cùng thuỷ thủ đoàn 32 người đã biến mất khi đi qua vùng tam giác Bermuda năm 1925 và không để lại vết tích gì trong suốt gần 1 thế kỷ.
 Hình ảnh tàu Cotopaxi trước khi bị cho là mất tích trên vùng Tam giác Bermuda. Ảnh:Facebook
Hình ảnh tàu Cotopaxi trước khi bị cho là mất tích trên vùng Tam giác Bermuda. Ảnh:Facebook
Bí ẩn về tàu SS Cotopaxi càng làm giàu thêm những giai thoại kỳ bí cho rằng tam giác Bermuda là một lỗ hổng siêu nhiên. Nhưng sau đúng 95 năm mất tích, những gì còn lại của con tàu đã chính thức được tìm thấy ở ngoài khơi thành phố St. Augustine, bang Florida bởi một nhóm thám hiểm gan dạ.
Nhóm thám hiểm được dẫn đầu bởi Michael Barnette - một nhà sinh vật học, khảo cổ học kiêm thợ lặn thuộc Hiệp hội các nhà thám hiểm lòng biển (Asscociation of Underwater Explorers). Ông Barnette từng tham gia tìm kiếm HMHS Brittanic - con tàu chị em với tàu Tinanic. 
Hành trình tìm kiếm xác tàu mất tích của ông Barnette và đồng sự đã được phát sóng trong tập đầu tiên của chương trình Shipwreck Secrets (Bí ẩn các vụ đắm tàu) phát trên kênh truyền hình Science Channel TV.
Ông Barnette và đồng sự đã xác định vùng biển nơi con tàu bị chìm bằng cách liên kết tất cả những dữ liệu còn tồn tại về con tàu, tự vẽ ra hành trình của nó, xem lại các tin tức phát thanh trong vùng vào thời điểm mà người ta tin rằng con tàu đã mất tích, sau đó là lần theo những món đồ, vật dụng cũ kỹ không rõ là gì được tìm thấy dươi đáy biển.
Manh mối đầu tiên của nhóm chính là một xác tàu không rõ tên được tìm thấy ở ngoài khơi vùng biển St. Augustine 35 năm trước. 
Vùng biển này đầy xác tàu từ thế kỷ thứ 16 hay 17, chỉ riêng xác tàu này là có vẻ như của một con tàu được đóng khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Nhưng sau đó khi họ tìm lại và phân tích được một tín hiệu kêu cứu từ tàu Cotopaxi gặp bão lớn, họ đã biết phải đi tìm nó ở đâu.
Michael Barnette lần theo dấu vết tàu SS Cotopaxi dưới đáy biển Florida. Ảnh: Science Channel
Michael Barnette lần theo dấu vết tàu SS Cotopaxi dưới đáy biển Florida. Ảnh: Science Channel
Barnette phân tích: "Có nhiều yếu tố để khẳng định danh tính con tàu này, chẳng hạn như kích thước, chiều dài tàu và các số đo của nồi hơi nước. Chúng tôi cũng xem xét về hướng của hầu hết máy móc của tàu. Tất cả đều khớp với những thông tin chúng tôi thu thập được về tàu hơi nước SS Cotopaxi".
Tuy nhiên, điều bất ngờ hơn cả là vị trí tìm thấy tàu lại không nằm trong vùng tam giác Bermuda. Vùng tam giác tưởng tượng trên biển này hợp bởi 3 đỉnh là Miami (Mỹ), San Juan (Puerto Rico) và đảo Bermuda (Anh). Nơi tìm thấy tàu SS Cotopaxi lệch lên phía Bắc so với vùng biển này.
Số phận bi thảm của con tàu đã trở thành đề tài cho không ít giai thoại huyền bí, trong đó có lần trên mạng internet xôn xao tin đồn con tàu đã tái xuất hiện một cách bí ẩn và nổi trên mặt biển ngoài khơi Cuba. 
Con tàu còn được đưa vào phim điện ảnh Close Encounters of the Third Kind của đạo diễn Stephen Spielberg năm 1977. Trong phim con tàu nằm ngay giữa hoang mạc Gobi và được cho là bị đưa đến đó bởi người ngoài hành tinh.
SS Cotopaxi là tàu chở hàng được Ban Vận tải biển Hoa Kỳ cho đóng theo chương trình đóng tàu khẩn cấp trong Thế chiến thứ nhất sau khi Mỹ chính thức tham chiến. Con tàu được hạ thủy năm 1918 và được đặt theo tên của núi lửa Cotopaxi ở Ecuador.
N. Thương (NLĐO/theo SputnikNews)

Có thể bạn quan tâm

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.