Phát hiện hóa thạch đầu cá mập 330 triệu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những hóa thạch đầu cá mập mới được phát hiện ở công viên quốc gia hang Mammoth ở Kentucky, miền Nam nước Mỹ cho thấy khu vực này từng có nhiều cá mập.

 

Hóa thạch đầu cá mập 330 triệu năm mới được khám phá ở trong công viên quốc gia hang Mammoth ở bang Kentucky, miền Nam nước Mỹ. Ảnh: CNN
Hóa thạch đầu cá mập 330 triệu năm mới được khám phá ở trong công viên quốc gia hang Mammoth ở bang Kentucky, miền Nam nước Mỹ. Ảnh: CNN



CNN dẫn lời nhà cổ sinh vật học John-Paul Hodnett, các nhà khoa học tìm thấy phần còn lại của 15 đến 20 loài cá mập khác nhau ở trong hang, bao gồm phần đầu của con cá mập trắng nhô ra từ bức tường.

Những con cá mập sống cách đây khoảng 330 triệu năm trong thời kì cuối cùng của Mississippian - nền văn hóa của người Mississippi, một nền văn minh xây dựng ở Mỹ, phát triển mạnh ở vùng Trung Tây, Đông và Đông Nam Mỹ - khi phần lớn Bắc Mỹ được bao phủ bởi các đại dương.

Khi những con cá mập chết, xác của chúng được chôn vùi trong trầm tích, cuối cùng trở thành đá vôi hình thành nên hang động.

"Hầu như không có bất cứ ghi chép nào về răng cá mập từ những tảng đá này trước đó. Do đó, đây là một ghi chép hoàn toàn mới về cá mập từ một thời gian cụ thể", ông Hodnett chia sẻ.

Các nhà khoa học hang động Mammoth Rick Olson và Rick Toomey đã lập bản đồ của hang khi họ bắt đầu thấy hóa thạch cá mập. Họ đã gửi những bức ảnh về phát hiện này tới chuyên gia cá mập Hodnett.

"Có rất nhiều răng cá mập trong các bức ảnh. Ngoài ra, tôi cũng nhìn thấy có lẽ là bộ xương của cá mập", ông Hodnett nói.

Vào tháng 11.2019, các nhà khoa học đến thăm hang động, nhận ra có một thứ gì đó lớn hơn xương rất nhiều.

"Hóa ra thực sự không phải là một bộ xương. Nó thực sự là một phần của đầu cá mập. Điều này cho thấy đầu của con cá mập cũng khá lớn", ông Hodnett thông tin.

Một phần của hàm cá mập gắn vào hộp sọ và phần cuối có thể là cằm. Một số phần giữa của hàm không nhìn thấy được, tuy nhiên, ước tính nó dài khoảng 76 centimet.

Bằng cách nghiên cứu răng của con cá mập, ông Hodnett có thể xác định hóa thạch là một phần của loài cá mập Saivodus striatus dài từ 487-610 centimet. Trong hang động vẫn còn vô số những con cá mập.

"Đó là siêu thú vị, nhưng lại khó để nghiên cứu", ông Hodnett chia sẻ. "Hang động là một môi trường rất đặc biệt, vì vậy không lý tưởng khi loại bỏ những khối đá lớn ra khỏi hóa thạch cá mập".

Để đến được hóa thạch phía bên trong của hang, các nhà khoa học phải bò bằng tay và đầu gối khoảng 400 mét. Các thiết bị trợ giúp để khai quật đúng mẫu vật ra khỏi hang là điều rất khó.

Ông Hodnett cho biết, ông vẫn đang nghiên cứu các mẫu vật hóa thạch mà ông đã thu thập được từ hang động.

"Chúng tôi làm trầy xước bề mặt. Vì vậy, hy vọng với nhiều công việc thực địa, chúng tôi sẽ nhận được những mẫu vật tốt khác để có sự đa dạng phong phú hơn", ông Hodnett chia sẻ.

Các nhà nghiên cứu có kế hoạch trưng bày những phát hiện ban đầu của họ vào tháng 10 tại một cuộc họp của Hiệp hội Cổ sinh học động vật có xương sống.

Nhà khoa học Santucci cho biết, hóa thạch được tìm thấy ở một vùng xa xôi của công viên mà mọi người không thể ghé thăm khi chưa được sự cho phép. Dự án về việc hiển thị hóa thạch trong công viên và trực tuyến mới chỉ bắt đầu.

"Thật đáng kinh ngạc khi chúng tôi đã nhanh chóng tìm thấy một số thứ thú vị", ông Santucci nói.

https://laodong.vn/the-gioi/phat-hien-hoa-thach-dau-ca-map-330-trieu-nam-781258.ldo

Theo HỒNG HẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.