Đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống, mỗi năm, cứ sau vụ thu hoạch, đồng bào Êđê ở xã Ea Hồ (huyện Krông Năng, Đắk Lắk) lại náo nức tổ chức lễ cúng mừng lúa mới.
Lễ hội ăn mừng lúa mới được coi là ngày Tết của người Raglai, thể hiện lòng biết ơn “hồn lúa” đã sinh sôi nảy nở, ban lương thực nuôi sống con người và thắt chặt sự đoàn kết trong cộng đồng.
(GLO)- Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc thanh thiếu nhi toàn tỉnh lần thứ VI vừa được Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức vào ngày 19-11 tại Quảng trường 30-3 (thị trấn Phú Thiện). Liên hoan không chỉ mang đến những màn trình diễn ấn tượng mà còn tạo cơ hội giao lưu, khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
(GLO)- Sau nhiều năm gián đoạn, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ mừng lúa mới của người Bahnar ở làng Đak Mong, xã Đak Krong. Đây là một trong những hoạt động nhằm khôi phục các giá trị văn hóa và khuyến khích cộng đồng gìn giữ di sản.
(GLO)- Sáng 3-11, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với UBND xã Đak Krong tổ chức phục dựng lễ mừng lúa mới của người Bahnar tại làng Đak Mong.
(GLO)- Nhằm khơi dậy tình yêu với văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức Liên hoan cồng chiêng thanh-thiếu niên toàn tỉnh lần thứ V-2021. Với sự đầu tư công phu và chuẩn bị kỹ lưỡng, các đội thi đã đem đến liên hoan bức tranh văn hóa đa sắc màu của các dân tộc thiểu số tỉnh nhà.
Thuộc chuỗi hoạt động của tuần Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2020, lễ mừng lúa mới của người dân tộc Bana, huyện KBang mang đến cho các du khách không gian đậm chất Tây Nguyên.
(GLO)-Tây Nguyên là vùng đất có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nên văn hóa tín ngưỡng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, quan niệm “vạn vật hữu linh“ là điểm chung của cả vùng. Trong bất cứ lễ hội nào, họ cũng đều dựng một cây nêu, lớn nhỏ tùy thuộc vào mỗi sự kiện và rất cầu kỳ về các chi tiết, hình tượng, hoa văn. Dù vậy, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của chúng.
(GLO)- Hàng năm, vào cuối mùa mưa ở Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc bản địa lại bắt đầu vào mùa lễ hội. Hầu hết các dân tộc anh em cư trú trên vùng đất đỏ bazan màu mỡ này đều có lễ hội riêng của mình. Người Ê Đê mừng lúa mới, cúng bến nước; người Bahnar có lễ Samơk (mừng lúa mới); người Mnông lại tưng bừng tổ chức lễ cúng sức khỏe cho bầy voi nhà.