"Thắp lửa" đam mê cồng chiêng trong giới trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm khơi dậy tình yêu với văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức Liên hoan cồng chiêng thanh-thiếu niên toàn tỉnh lần thứ V-2021. Với sự đầu tư công phu và chuẩn bị kỹ lưỡng, các đội thi đã đem đến liên hoan bức tranh văn hóa đa sắc màu của các dân tộc thiểu số tỉnh nhà.

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên các đội trình diễn cồng chiêng rồi ghi lại thành 1 video clip gửi về Ban tổ chức liên hoan để lựa chọn, đánh giá.

Cơ hội thể hiện tài năng

“Lễ mừng lúa mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với đồng bào Bahnar. Lễ hội được tổ chức hàng năm tại nhà rông. Đây là hình thức dân làng tạ ơn Yàng, Thần lúa vì đã giúp có một vụ mùa bội thu, dân làng có cuộc sống no đủ”-đó là lời mở đầu trong video clip dự thi của đội cồng chiêng làng Stơr (xã Tơ Tung) đại diện cho Huyện Đoàn Kbang.

Trong video clip là hình ảnh 35 thành viên trong đội khoác lên mình bộ trang phục truyền thống của người Bahnar để trình diễn bài chiêng “Mừng lúa mới”. Bài chiêng có tiết tấu nhanh, rộn ràng diễn tả niềm vui của dân làng khi được mùa. Các thành viên đội xoang di chuyển nhịp nhàng, lúc nhanh, lúc chậm, tạo thành vòng tròn trong tiếng chiêng rộn rã. Đặc biệt, đội thi khéo léo lồng ghép hình ảnh bà con đang thu hoạch lúa rẫy, nở nụ cười tươi trong niềm vui được mùa và tái hiện lễ cúng thiêng liêng của già làng tạo nên một khung cảnh yên bình, no ấm.

Các bram (người làm trò hề) tạo điểm nhấn cho phần thi của đội cồng chiêng làng Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây, huyện Chư Păh). Ảnh: Thủy Bình
Các bram (người làm trò hề) tạo điểm nhấn cho phần thi của đội cồng chiêng làng Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây, huyện Chư Păh). Ảnh: Thủy Bình


Với sự đầu tư trang phục, hình ảnh và kỹ thuật trình diễn, đội cồng chiêng làng Stơr được Ban giám khảo đánh giá cao. Anh Đinh Văn Sư vui vẻ chia sẻ: “Dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân và già làng, đội đã chơi được những bài chiêng truyền thống của dân tộc. Em rất vui vì được trình diễn những gì đã học trong thời gian qua, giúp người xem hình dung về một lễ hội truyền thống của người Bahnar”.

Cũng chọn bài chiêng “Mừng lúa mới” để tham gia liên hoan, nhưng đội cồng chiêng làng Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây) đại diện Huyện Đoàn Chư Păh thể hiện những nét rất riêng. 25 thành viên đội cồng chiêng ở các độ tuổi khác nhau nhưng phối hợp rất ăn ý trong từng nhịp chiêng, điệu xoang. Ấn tượng nhất trong phần trình diễn của đội là 3 bram (người làm trò hề) hóa trang bằng bùn, lá chuối khô, rễ cây dẫn đầu đội cồng chiêng với những động tác, bước đi ngộ nghĩnh. Anh Khun chia sẻ: “Đội cồng chiêng của chúng tôi được chọn đi biểu diễn ở nhiều nơi nên khá tự tin khi tham gia liên hoan lần này. Đặc biệt, khi được biểu diễn cồng chiêng ngay tại nhà rông của làng thì đội càng thoải mái tinh thần để thể hiện tốt nhất phần thi”.

Anh Trịnh Công Duy-quyền Bí thư Huyện Đoàn Chư Păh-cho hay: “Ngay khi nhận được kế hoạch tổ chức liên hoan, chúng tôi đã khảo sát, lựa chọn đội cồng chiêng thanh-thiếu niên giỏi, có kinh nghiệm để tham gia. Dự thi qua video clip cũng gặp những khó khăn nhất định nên đơn vị chú trọng đầu tư từ ý tưởng, nội dung kịch bản đến hình ảnh, chất lượng âm thanh”.

Nhờ đầu tư tập luyện, chuẩn bị chu đáo, các đội thi đã tái hiện những lễ hội truyền thống theo cách riêng của dân tộc mình. Đội thi huyện Krông Pa gồm 35 đoàn viên, thanh niên buôn Chư Jút (xã Chư Gu) nòng cốt biểu diễn tại nhiều sự kiện, chương trình do huyện tổ chức đã mang đến phần thi tái hiện niềm vui, hạnh phúc khi đất nước thống nhất, những cái nắm tay nghĩa tình của bà con dân làng và bộ đội. Video clip đã lồng ghép những cảnh đẹp và sự phát triển của huyện. Anh Ksor Rin-Bí thư Đoàn xã Chư Gu-bộc bạch: “Đội không đặt nặng vấn đề giải thưởng mà cố gắng để tái hiện thành công lễ hội truyền thống của người Jrai đến người xem. Qua liên hoan, các thành viên của đội càng thêm gắn bó, nâng cao nhận thức để giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình”.

Linh hoạt phù hợp với tình hình dịch bệnh

Liên hoan cồng chiêng thanh-thiếu niên toàn tỉnh lần thứ V được Tỉnh Đoàn triển khai từ ngày 13-9-2021. Ban tổ chức đã nhận được 13 video clip dự thi của các Huyện Đoàn, Thị Đoàn, Thành Đoàn với hơn 400 đoàn viên, thanh niên tham gia trình diễn.

Theo quy định, mỗi video clip có thời lượng tối đa 15 phút gồm 2 phần: giới thiệu ngắn gọn về đơn vị tham gia liên hoan, tên tiết mục, ý nghĩa và trình diễn cồng chiêng. Nhiều đơn vị lựa chọn trình diễn bài chiêng “Mừng lúa mới” và tạo dấu ấn bởi sự khác lạ, hấp dẫn trong những bài chiêng, phong cách biểu diễn, phụ họa sinh động để truyền tải nét đẹp phong tục, bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc cư trú lâu đời tại địa phương mình. Một số video clip giới thiệu những hoạt động đời thường của đồng bào dân tộc thiểu số như: dệt thổ cẩm, giã gạo, đan gùi… thể hiện không khí lao động và khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 Đội cồng chiêng buôn Chư Jút (xã Chư Gu, huyện Krông Pa) trình diễn bài chiêng “Mừng chiến thắng”. Ảnh: Thủy Bình
Đội cồng chiêng buôn Chư Jút (xã Chư Gu, huyện Krông Pa) trình diễn bài chiêng “Mừng chiến thắng”. Ảnh: Thủy Bình
Ban tổ chức liên hoan đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 1 giải ba và 9 giải khuyến khích cho các đội tham gia dự thi. Trong đó, giải nhất thuộc về video clip trình diễn cồng chiêng của Huyện Đoàn Kbang, 2 giải nhì thuộc về đội thi Huyện Đoàn Chư Păh và Huyện Đoàn Chư Prông; giải ba thuộc về đội thi Thành Đoàn Pleiku. Lễ tổng kết và trao giải dự kiến tổ chức vào đầu tháng 12-2021.

Đánh giá về chất lượng của liên hoan lần này, nhạc sĩ Lê Xuân Hoan-Trưởng ban giám khảo-khẳng định: Thi bằng hình thức video clip đòi hỏi kết hợp nhiều yếu tố như: chất lượng âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật nên việc đánh giá gặp nhiều khó khăn. Một số đội lựa chọn bối cảnh để trình diễn cồng chiêng, đạo cụ minh họa chưa phù hợp... Điểm nổi bật của liên hoan lần này là hầu hết các đội thi thể hiện khá tốt những bài chiêng truyền thống như: Mừng lúa mới, Mừng chiến thắng… Thành viên của các đội có độ tuổi khác nhau nhưng phối hợp khá ăn ý, nhịp nhàng. Dù còn một số hạn chế nhưng liên hoan đã góp phần giữ gìn, khơi dậy tình yêu văn hóa trong giới trẻ.

Anh Nguyễn Chí Cẩn-Trưởng ban Phong trào Tỉnh Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh, Phó Trưởng ban tổ chức liên hoan-cho biết: Liên hoan được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam (15-10). Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên liên hoan không thể tổ chức thi trực tiếp mà chấm điểm qua video clip. Mục đích của liên hoan nhằm phát huy vai trò của tổ chức Đoàn-Hội các cấp trong bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho thanh niên dân tộc thiểu số. Đồng thời, khích lệ, động viên các đơn vị nhân rộng câu lạc bộ, đội, nhóm cồng chiêng thanh-thiếu niên, góp phần mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn-Hội.

 

 THỦY BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Nguyễn Hữu Hưng, sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, là thủ khoa tốt nghiệp đại học toàn trường với điểm trung bình tích lũy toàn khóa 9.2/10. Trước đó, nam sinh này cũng là thủ khoa toàn quốc khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

(GLO)- Nhân dịp Tết Trung Thu 2024, ngày 13-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.