Trang bị kĩ năng sống cho trẻ khi vào hè

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mùa hè là khoảng thời gian trẻ được vui chơi, nghỉ ngơi nhưng cũng tiềm ẩn hàng loạt rủi ro tai nạn. Những chương trình kỹ năng sống ngày càng chuyên nghiệp không chỉ giúp trẻ ứng phó kịp thời, mà còn thay đổi tư duy giáo dục trong gia đình và nhà trường.

Khi kỹ năng sống không còn là trò chơi

Tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP Hồ Chí Minh), mô hình chữa cháy hiện đại Fireblast được giới thiệu nhân dịp Vinh quang Công an nhân dân Việt Nam đã nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút đông đảo phụ huynh và trẻ em. Không còn là trò chơi mô phỏng đơn thuần, đây là lần đầu tiên nhiều em nhỏ được bước vào một tình huống cháy giả lập sát thực tế: Khói mù giăng kín, còi hú inh ỏi, nhiệt độ tăng vọt lên đến 200°C.

Các em nhỏ được hướng dẫn kỹ năng và thao tác cơ bản về PCCC.
Các em nhỏ được hướng dẫn kỹ năng và thao tác cơ bản về PCCC.

Tại đây, mỗi nhóm trẻ được hướng dẫn cụ thể cách giữ bình tĩnh, xác định lối thoát hiểm, dùng bình chữa cháy và gọi cứu hộ khẩn cấp. Dưới sự hướng dẫn của lực lượng chuyên trách, các em lần lượt thực hành kỹ năng thoát hiểm trong điều kiện khẩn nguy, điều mà không một bài học lý thuyết nào có thể thay thế.

“Lúc đầu em rất sợ, tưởng như đang ở trong đám cháy thật. Nhưng được hướng dẫn tận tình nên em đã bình tĩnh lại. Em cảm thấy mình đã học được điều rất quan trọng để biết cách tự bảo vệ bản thân”, em Ngọc Minh (11 tuổi, Quận 3) chia sẻ.

Cùng với trải nghiệm thực tế, mùa hè này cũng ghi nhận sự ra đời của hai ấn phẩm kỹ năng sống dành cho thiếu nhi: 30 ngày cùng em học hiểu về phòng cháy chữa cháy và 30 ngày cùng em học hiểu về phòng chống đuối nước. Đây không chỉ là sách đọc thông thường mà được thiết kế như những cuốn “sổ tay hành động”, với từng bài học chia theo ngày, kèm bài tập tương tác để trẻ vừa học vừa thực hành cùng gia đình.

Cuốn sách về PCCC được cố vấn bởi PGS.TS Đào Hữu Dân, nguyên Trưởng bộ môn Pháp luật - Nghiệp vụ Công an, Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. Các nội dung đi từ những khái niệm cơ bản như lửa là gì, làm sao phát hiện đám cháy sớm, cho tới hướng dẫn từng bước khi thoát hiểm hay dùng bình chữa cháy mini.

Ở mảng phòng chống đuối nước, sự tham gia của cựu tuyển thủ bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên đã mang đến góc nhìn vừa thực tế vừa truyền cảm hứng. Là người trực tiếp giảng dạy bơi cho trẻ em trong nhiều năm qua, Ánh Viên nhấn mạnh: “Tôi mong rằng cuốn sách giúp trẻ và phụ huynh hiểu rằng bơi lội là kỹ năng sống. Biết bơi, các em có thể cứu mình và cứu người khác, điều đó quan trọng hơn nhiều so với việc giành huy chương”.

Từ mô hình mô phỏng đến từng trang sách, các chương trình giáo dục kỹ năng sống ngày nay đang chuyển mình mạnh mẽ, từ hình thức phong trào sang cách tiếp cận thực tiễn, bài bản và có hệ thống. Không còn là trò chơi mang tính minh họa, kỹ năng sống đã và đang trở thành phần không thể thiếu trong hành trang lớn lên của trẻ em đô thị.

Giáo dục kỹ năng sống không thể đợi đến khi trưởng thành

Tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh, Bác sĩ CK2 Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa cho biết, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ vài chục đến cả trăm trường hợp trẻ nhập viện do tai nạn sinh hoạt, trong đó phổ biến là đuối nước, bỏng, điện giật và ngã chấn thương.

“Chỉ một phút bất cẩn, tai nạn có thể trở thành thảm họa. Tình huống nào cũng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý đúng cách ngay từ đầu”, bác sĩ Phương cảnh báo.

Hướng dẫn kỹ năng Cứu hộ cứu nạn cho các bé.
Hướng dẫn kỹ năng Cứu hộ cứu nạn cho các bé.

Cùng quan điểm, Thượng tá Nguyễn Chí Thành - Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (PC07), Công an TP Hồ Chí Minh cho rằng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không thể đợi đến khi trưởng thành. “Trẻ nhỏ hoàn toàn có thể tiếp thu kỹ năng thoát hiểm, sử dụng bình chữa cháy, gọi cứu hộ… nếu được dạy đúng cách và kiên trì rèn luyện”.

Trên thực tế, phần lớn các tai nạn nghiêm trọng ở trẻ em đều có thể phòng tránh, nếu người lớn có đủ kiến thức và thái độ đúng đắn. Đuối nước thường xảy ra ở khu vực gần nhà, còn bỏng và cháy nổ lại phổ biến trong chính gian bếp gia đình. Vấn đề không nằm ở môi trường, mà ở sự chủ quan.

Không ít phụ huynh đã thay đổi nhận thức sau khi đồng hành cùng con trong các lớp học kỹ năng. Chị Thanh Vân (quận Bình Thạnh), mẹ của một bé trai 2 tuổi, chia sẻ: “Trước đây, mình nghĩ phải đến khi con lớn mới dạy kỹ năng sống. Nhưng thực ra, càng nhỏ càng dễ hình thành thói quen. Giờ thì mình luôn lồng ghép kỹ năng an toàn vào mọi hoạt động hằng ngày của con”.

Các lớp học sơ cứu, hồi sức tim phổi (CPR), kỹ năng xử lý ngạt nước, cầm máu... cũng được nhiều trung tâm và bệnh viện tổ chức định kỳ. Đây không chỉ là những kiến thức cho người lớn mà ngày càng được đưa vào giảng dạy cho học sinh ở các độ tuổi khác nhau.

Một số trường học tại TP Hồ Chí Minh hiện đã tích hợp hoạt động giáo dục kỹ năng sống vào chương trình ngoại khóa, với sự phối hợp của các lực lượng như Cảnh sát PCCC, y tế và đoàn thể địa phương. Xu hướng này cho thấy, xã hội đang dần hiểu rằng, học để làm người không chỉ là học chữ mà còn là học cách sinh tồn trong một thế giới đầy biến động.

Nhiều tình huống thực tế được các em nhỏ quan tâm, trao đổi với các chuyên gia.
Nhiều tình huống thực tế được các em nhỏ quan tâm, trao đổi với các chuyên gia.

Hành trang mùa hè của trẻ không chỉ gói gọn trong những bộ quần áo mới hay kế hoạch du lịch cùng gia đình. Đó còn là những buổi học bơi, lớp sơ cứu, kỹ năng chữa cháy và trên hết là sự đồng hành, kiên nhẫn của người lớn trong từng bước con trưởng thành. Khi tai nạn luôn chực chờ quanh ta, nhất là vào mùa hè - mùa của tự do vận động thì kỹ năng sống không phải là lựa chọn xa xỉ mà là nền tảng thiết yếu để trẻ lớn lên an toàn, vững vàng và tự tin.

Theo Hương Trần (baotintuc)

Có thể bạn quan tâm

'Hè vui, hè khỏe, hè an toàn' cho trẻ em Đắk Nông

'Hè vui, hè khỏe, hè an toàn' cho trẻ em Đắk Nông

Tháng hành động vì trẻ em năm 2025 đang được tỉnh Đắk Nông triển khai. Hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em, tỉnh ưu tiên nguồn lực, huy động sự chung tay, mỗi người một hành động để xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em trên địa bàn.

Trả lại 'khoảng trời' cho trẻ thơ - Bài 2: Con công nhân lao động chơi ở đâu?

Trả lại 'khoảng trời' cho trẻ thơ - Bài 2: Con công nhân lao động chơi ở đâu?

Với không ít gia đình công nhân lao động ở những thủ phủ công nghiệp như TPHCM, Bình Dương, nghỉ hè là thời gian ám ảnh nhất. Bởi, con trẻ nghỉ hè nhưng phụ huynh vẫn đến nhà máy. Không ít phụ huynh buộc phải để con ở nhà một mình tại khu trọ, số khác đưa con cùng vào nhà máy hoặc gửi về quê.

Hàng trăm người chen nhau để gặp nhân vật phiên bản nhí đang gây sốt cộng đồng

Hàng trăm người chen nhau để gặp nhân vật phiên bản nhí đang gây sốt cộng đồng

"Trời ơi ảnh nhìn mình nè!", "Đáng yêu xỉu luôn!"... đó là những âm thanh rộn ràng phát ra từ một góc Crescent Mall (Q.7, TP.HCM) sáng 6.6, khi hàng trăm bạn trẻ cùng nhau đổ về một sự kiện pop-up đặc biệt: cuộc gặp gỡ đầu tiên với một nhân vật phiên bản nhí đang gây sốt cộng đồng mê sưu tầm figure.

Hòa bình đẹp lắm!: Thế hệ trẻ viết tiếp bản hùng ca dân tộc trong kỷ nguyên mới

Hòa bình đẹp lắm!: Thế hệ trẻ viết tiếp bản hùng ca dân tộc trong kỷ nguyên mới

50 năm đất nước thống nhất, thế hệ trẻ tự hào, biết ơn và hạnh phúc khi được sinh ra trong hòa bình, độc lập. Hòa bình hôm nay thật đẹp! Lớp lớp thế hệ thanh niên VN nguyện gìn giữ và quyết tâm tiếp nối những tượng đài thanh xuân bất tử để dựng xây, phát triển và cùng đất nước vươn mình.

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Không chỉ bạn trẻ ở TP.HCM, những người trẻ ở tỉnh, thành khác cũng về thành phố để hòa mình vào các hoạt động kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất. Tranh thủ ngày cận kề 30.4, không muốn bỏ lỡ cơ hội nên từ sáng sớm hôm nay dòng người nao nức check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'.

null