Tiếp tục đấu đá, cà phê Trung Nguyên sẽ đi đến tuyệt lộ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lún sâu vào "cuộc chiến" tranh giành quyền lực, ông chủ Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo có còn đủ trí lực để xây dựng Trung Nguyên?
 
Cà phê Trung Nguyên sẽ thế nào nếu những người trong cuộc chìm đắm vào những cuộc đấu đá, kiện tụng
Tôi và những người bạn của mình là tín đồ đúng nghĩa của cà phê Trung Nguyên. Hàng chục năm qua, chúng tôi dùng thứ đồ uống này mỗi sáng.
Hàng triệu người Việt yêu thích cà phê cũng vậy. Đó là lý do Trung Nguyên sống khỏe, sống tốt trong suốt nhiều năm. Đó là thành quả của một quá trình bền bỉ, kiên gan và nhẫn nại.
Không dễ gì Trung Nguyên có thể độc chiếm thị trường cà phê Việt, bởi thị trường với gần 90 triệu dân này luôn là miếng bánh béo bở mà nhiều ông lớn thèm khát được bước chân vào.
Trong lý thuyết xây dựng thương hiệu, có thể nói, cà phê Trung Nguyên đã nỗ lực tối đa, sáng tạo mọi cách, để sản phẩm ở trong vị trí “top of mind” của khách hàng, hiểu nôm na là khi nhắc tới cà phê thì nghĩ đến Trung Nguyên.
Nhưng "cuộc chiến" không hồi kết giữa ông chủ Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã khiến ly cà phê Trung Nguyên có vẻ đắng hơn thường lệ. Hậu phiên tòa ly hôn nghìn tỷ còn là những hệ lụy kéo dài, liên tục có những đơn tố cáo, khiếu nại mới, bên này tố bên kia, kháng án, không chấp hành thi hành án vvv&vv.
Sự bất ổn nội bộ dường như đã tạo ra những tổn thương cho hình ảnh thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Chắc chắn, ông Vũ, bà Thảo sẽ còn ít thời gian hơn để giám sát, quản lý công ty, ít trí tuệ, niềm đam mê để phát triển sản phẩm.
Khi thương hiệu tổn thương, thì đó chính là thời điểm chín muồi nhất để những ông lớn đối thủ từ nước ngoài như Starbuck, Highland… rảnh tay chiếm lĩnh thị trường.
Ông vua cà phê Việt hoàn toàn có thể bị soán ngôi, bị “bóp chết” ngay trên sân nhà chứ đừng mơ ra thế giới? Không hiểu, ông Vũ, bà Thảo có tính đến điều này khi họ đang dành quá nhiều tâm sức để chiến đấu cùng nhau và tạo cơ hội cho những đối thủ khác.
Liệu rằng, khi cuộc chiến dai dẳng, quá tốn công sức này kết thúc, cả hai có còn đủ trí lực để vực lại thương hiệu đã không còn vị thế độc tôn trên thị trường. Khi đó, người tiêu dùng đã quen, yêu thích một món đồ uống khác, ông Vũ, bà Thảo lấy gì để gây dựng lại?
Xin nhắc để nhớ, cuộc chiến thương trường là cuộc chiến từng ngày, từng giờ, dừng lại đã là thất bại chứ chưa nói đến việc dừng lại quá lâu để tranh cãi.
Không thể phủ nhận những khát khao, ước mơ rất lớn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, đó là xây dựng Trung Nguyên thành một thương hiệu dẫn dắt, thương hiệu hàng đầu của thế giới, vượt hẳn ra ngoài biên giới Việt Nam, xây dựng cà phê Trung Nguyên thành một triết đạo, thay đổi, hóa rồng Việt Nam và thậm chí thay đổi cả thế giới. Ông Vũ cho rằng mình đã được thông linh, đã thấu hiểu trời đất, vạn vật và đây là thời cơ tốt nhất để ông và Trung Nguyên bứt phá, thay đổi.
Nhưng bà Lê Hoàng Diệp Thảo, vợ ông có cách tính toán, bước đi riêng của mình. Trong cách nhìn của một người phụ nữ, một doanh nhân chỉn chu, bà muốn Trung Nguyên đi chậm, chắc, ổn định và phát triển không quá nóng. Đó là cách tính toán có thể hiểu được với 1 người đã đồng cam, cộng khổ với ông Vũ từ khi hai người chỉ có hai bàn tay trắng.
Sau phiên tòa ly hôn, bà Thảo cho rằng, việc tòa phán quyết, hai vợ chồng chia tài sản theo tỷ lệ 4:6, bà Thảo nhận lại hơn 3.000 tỷ từ số tài sản chung, sau đó phải rút khỏi Trung Nguyên đồng thời giao lại toàn bộ cổ phần của mình cho ông Vũ là không thỏa đáng. Mồ hôi, công sức sau nhiều chục năm lăn lộn cùng chồng sẽ bị tước bỏ nếu phán quyết này được thực thi.
Bà Thảo vẫn mong muốn Trung Nguyên được tái hợp, cụ thể cho mong muốn đó là việc xin rút đơn ly hôn tại tòa. Người phụ nữ này vẫn tin rằng, Trung Nguyên vẫn có thể được cứu vãn nếu hai vợ chồng ngồi lại với nhau, cùng nhau nhìn về một hướng.
Những người theo dõi câu chuyện của Trung Nguyên thì có vẻ không tin vào kịch bản này. Họ nhìn thấy 1 cả hai đang quá cách biệt về cách suy nghĩ, hành động. Và sự dung hòa là điều không thể.
Nhưng cũng có nhiều người tin rằng, nếu bằng sự chân thành, bằng tình yêu thực sự với chồng, con thì bà Thảo có thể kéo lại được ông Vũ về phía mình. Không thể phủ nhận được vai trò của bà Thảo trong suốt những năm tháng khởi nghiệp khốn khó của Trung Nguyên. Không có tình yêu, sự tin tưởng lẫn nhau, cả hai vợ chồng không thể tạo nên một cơ đồ hoành tráng vào loại lớn nhất nhì Việt Nam như vậy. Không có tình yêu, cái nghĩa lớn của hai vợ chồng, cả hai cũng không thể có chung đến 4 người con đủ nếp đủ tẻ như vậy.
Và cuối cùng, nếu không có tình yêu với cà phê Việt, họ đã không thể cho ra đời đế chế cà phê với những sản phẩm ngon lành, mê hoặc người tiêu dùng trong suốt nhiều năm.
Giữ lại cuộc hôn nhân, giữ lại ông Vũ, để giữ lại Trung Nguyên là mong muốn của bà Thảo. Có thể, trong cái nhìn từ phía một doanh nhân lão luyện như bà, không có cách nào khác cho dù phải phủ nhận lại quyết định của chính mình trước đó.
Nhìn lại lịch sử các thương hiệu lớn của người Việt, như kem đánh răng Dạ Lan, P/S, bánh mứt kẹo Kinh Đô, Phở 24… đã chẳng phải bán mình khi họ không thể phát triển trên nền tảng đã được xây dựng hàng vài chục năm. Đó chẳng phải những bài học lớn với Trung Nguyên hay sao?
Hy vọng rất mong manh rằng, đến một lúc nào đó, ông Vũ, bà Thảo sẽ cùng nhìn lại được về quá khứ, thấy được những năm tháng gian truân bên nhau để gác lại những xung đột, từ đó vực lại Trung Nguyên.
Đã quá lâu rồi, người Việt không thấy những sản phẩm mới đủ sức công phá thị trường, không thấy những chiến lược truyền thông, marketing ấn tượng, hiệu quả.
Nhiều người yêu mến thương hiệu này lo lắng, nếu cứ tiếp tục như hiện nay, Trung Nguyên sẽ đi đến tuyệt lộ. Một đế chế, một thương hiệu lớn của người Việt không nên bị gục ngã bởi một cuộc chiến nội bộ không hồi kết. Cặp đôi Vũ - Thảo là những người thực sự rất tài năng. Thật đáng tiếc nếu tài năng của họ không thể tái hợp, song hành để tiếp tục chinh phục thị trường như trước đây.
Châu Anh (Giao Thông)

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.