Tiếp sức cho học sinh nghèo vùng khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), sự quan tâm, chia sẻ của các thầy-cô giáo, chính quyền địa phương cùng các Mạnh Thường Quân đã góp phần động viên, tiếp thêm nghị lực cho các em trong hành trình đi tìm con chữ.


Chung tay giúp em đến trường

Năm học 2022-2023, Trường Tiểu học Đê Ar (xã Đê Ar, huyện Mang Yang) có 22 lớp với 560 học sinh; trong đó, học sinh DTTS 552 em, chiếm 98,6%. Trường có 1 điểm trường chính tại trung tâm xã và 7 điểm trường làng; trong đó, điểm trường làng Đôn Hyang cách trung tâm xã 12 km-nơi đời sống kinh tế người dân gặp nhiều khó khăn.

Đại diện Mạnh thường quân, Huyện Đoàn Mang Yang, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân nghèo Gia Lai trao các vật dụng thiết yếu cho Trường Tiểu học Đê Ar sáng 23-10 vừa qua. Ảnh: Như Nguyện
Đại diện Mạnh Thường Quân, Huyện Đoàn Mang Yang, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân nghèo Gia Lai trao các vật dụng thiết yếu cho Trường Tiểu học Đê Ar sáng 23-10 vừa qua. Ảnh: Như Nguyện



Thầy Trần Văn Hiệu-Hiệu trưởng nhà trường-chia sẻ: Thực hiện Đề án giảm lớp ghép bậc tiểu học giai đoạn 2021-2025 của UBND huyện Mang Yang, để đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường đã tham mưu chính quyền địa phương vận động phụ huynh ở các làng xa đưa con em về học tại điểm trường chính để thuận lợi cho việc học tập và sinh hoạt. Theo đó, 38 em học sinh (từ lớp 3 đến lớp 5) của làng Đôn Hyang được chuyển học tập và sinh hoạt tại trường chính.


Tuy vậy, cơ sở vật chất, đồ dùng sinh hoạt phục vụ cho các em ăn, ở bán trú tại trường chưa đảm bảo. Từ đầu năm học đến nay, nhà trường đã liên hệ với Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Đê Ar cho 38 em học sinh ăn, ở, sinh hoạt nhờ. Nhiều vấn đề bất cập đã xảy ra như khoảng cách giữa 2 trường xa đến gần 2 km gây khó khăn trong quá trình các em di chuyển. Công tác quản lý và tổ chức sinh hoạt cho các em cũng gặp một số vướng mắc. Theo đó, nhà trường đã vận động các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm hỗ trợ nhu cầu ăn, ở bán trú tại trường của các em. Qua vận động, Huyện Đoàn Mang Yang, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân nghèo Gia Lai và Mạnh Thường Quân đã hỗ trợ nhiều vật dụng cần thiết.

Chị Nguyễn Thụy Lam Phương-đại diện Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân nghèo tỉnh-cho biết: Chúng tôi đã vận động Mạnh Thường Quân giúp đỡ, hỗ trợ kinh phí mua giường, gối, chiếu, chăn, màn… trị giá trên 30 triệu đồng giúp các em học sinh có điều kiện ăn ở tại trường. Ngày 23-10 vừa qua, các Mạnh Thường Quân đã tiến hành trao tặng các vật dụng thiết yếu cho các em học sinh.

Vui mừng vì đã có chỗ ăn, ở thuận lợi để học tập, em Alat (làng Đôn Hyang, học sinh lớp 5A) xúc động nói: "Chúng em rất vui khi nhận được những món quà ý nghĩa do các cô, chú trao tặng. Chúng em xin hứa sẽ cố gắng học tập, đạt thành tích tốt để không phụ lòng mong mỏi của các cô, chú".


Cùng chung niềm vui, anh Prak (làng Đôn Hyang) bộc bạch: Gia đình anh là hộ nghèo, vợ chồng có 3 đứa con nhưng 1 cháu đã nghỉ học, còn lại 1 cháu học lớp 3 và 1 cháu học lớp 5. “Nhà cách trường 12 km nên các cháu đi học rất vất vả. Được nhà trường quan tâm, các nhà hảo tâm giúp đỡ, hỗ trợ, giúp các cháu ăn, ở tại trường thuận lợi, mình cám ơn nhiều lắm”-anh Prak xúc động nói.

Nỗ lực duy trì sĩ số học sinh

Xã Đê Ar có 7 làng, 919 hộ, hơn 90% là người DTTS. Xã còn 236 hộ nghèo, chiếm 24,08%; 312 hộ cận nghèo, chiếm 32,85%. Đời sống của người dân khó khăn nên chưa quan tâm đầy đủ đến việc học của con em, học sinh bỏ học, nghỉ học khá phổ biến.

Thầy Nguyễn Hoài Nam (Chủ nhiệm lớp 5A-Trường Tiểu học Đê Ar) cho hay: Lớp thầy có 28 học sinh, 100% là DTTS. Đa phần người dân nơi đây kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều học sinh vào đầu năm học mới thiếu sách, vở, dụng cụ học tập. “Thương học sinh vùng khó, các thầy, cô thường xuyên vận động các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm hỗ trợ giúp các em sách vở, dụng cụ học tập. Giáo viên chủ nhiệm luôn theo sát tình hình học sinh đến lớp. Khi phát hiện trường hợp nghỉ học không có lý do thì lập tức xuống nhà tìm hiểu nguyên nhân, vận động, tuyên truyền các em đi học trở lại. Nhờ vậy, sĩ số của lớp 5A nói riêng, Trường Tiểu học Đê Ar nói chung luôn đảm bảo”-thầy Nam nói.

Các em học sinh thưởng thức bữa trưa do các anh, chị đoàn viên nấu. Ảnh: Như Nguyện
Các em học sinh thưởng thức bữa trưa do các anh, chị đoàn viên nấu. Ảnh: Như Nguyện


Không thể không kể đến vai trò của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương. Ông Hôi-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Đê Ar-cho biết: "Chúng tôi chỉ đạo các cán bộ thôn, làng, mặt trận, đoàn thể… phối hợp với các trường học trên địa bàn tuyên truyền, vận động phụ huynh nhắc nhở các em học tập chuyên cần, không bỏ học, nghỉ học.

Cùng với việc bố trí lớp học bán trú, hỗ trợ học sinh ăn ở, đi lại, học tập, nỗ lực của chính quyền và ngành giáo dục đã được đền đáp, sĩ số được duy trì và chất lượng giáo dục ngày càng cải thiện. Phụ huynh cũng phối hợp chặt chẽ hơn với nhà trường trong quản lý, giáo dục con cái, còn học sinh thì cũng ý thức được tầm quan trọng của cái chữ đối với tương lai đời mình.  

 

NHƯ NGUYỆN
 

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.