Tiến sỹ González Sáez: Tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi trong tim các nhà cách mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tiến sỹ González Sáez nhận định những tư tưởng nhân văn và tiến bộ vượt bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt ra ngoài biên giới Việt Nam và có tầm ảnh hưởng lớn lao đối với toàn nhân loại.

Tiến sỹ González Sáez nhận định những tư tưởng nhân văn và tiến bộ vượt bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt ra ngoài biên giới Việt Nam và có tầm ảnh hưởng lớn lao đối với toàn nhân loại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc tại Đại hội lần thứ 3 của Đảng, ngày 5/9/1960. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc tại Đại hội lần thứ 3 của Đảng, ngày 5/9/1960. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người có tầm vóc phổ quát, nhà cách mạng vĩ đại đấu tranh không biết mệt mỏi vì sự nghiệp tốt đẹp nhất của Việt Nam và nhân loại, một con người rất đỗi lớn lao nhưng cũng rất đỗi khiêm nhường.

Đây là nhận định của Tiến sỹ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, trong cuộc trò chuyện với phóng viên TTXVN tại La Habana nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Tiến sỹ González Sáez, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba-Việt Nam, khẳng định tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một trong những nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20 - vẫn sống mãi trong trái tim của muôn triệu người Việt Nam và tất cả các nhà cách mạng trên thế giới.

Ông chia sẻ: “Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, là rất nhiều tên gọi của Nhà tư tưởng vĩ đại Hồ ChÍ Minh. Những tư tưởng nhân văn và tiến bộ vượt bậc của Người đã vượt ra ngoài biên giới Việt Nam và có tầm ảnh hưởng lớn lao đối với toàn nhân loại.”

Nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam, học giả người Cuba hết sức ngưỡng mộ Bác Hồ, Người đã vượt lên hoàn cảnh bằng tư tưởng và hành động, dành cả cuộc đời đấu tranh không biết mệt mỏi và trở thành nhân vật của mọi thời đại.

Tháng 12/1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. (Ảnh: TTXVN)

Tháng 12/1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. (Ảnh: TTXVN)

Theo ông González Sáez, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vừa mơ mộng vừa thực tế, Người mơ một tương lai tốt đẹp hơn cho dân tộc mình và những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, và Người đã trở thành kiến trúc sư của một nước Việt Nam mới, Người dẫn đường đưa dân tộc thoát khỏi bóng tối của chủ nghĩa thực dân, xóa nạn mù chữ, trở thành đất nước xã hội chủ nghĩa tươi đẹp mười lần hơn xưa.

Ngày nay, dải đất hình chữ S ở Đông Nam Á đang vươn mình trở thành 1 trong 15 nền kinh tế năng động nhất thế giới.

Từ năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Bác Hồ đã nói đến khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam độc lập. Người đã soi đường đưa dân tộc từ ách nô lệ đến bến bờ độc lập, tự do và phát triển.

Ngay từ năm 1954, Người đã sáng suốt khuyến nghị nên phân biệt rõ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích cục bộ và lợi ích chung.

Phân tích các hiện tượng theo quan điểm của Chủ nghĩa Marx-Lenin, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rằng bối cảnh khi ấy rất phức tạp và đang trong quá trình phát triển toàn diện; do đó, Người kêu gọi có sự chuẩn bị cần thiết và chỉ đạo kịp thời, tránh nhầm lẫn để dẫn đến những sai sót trong suy nghĩ và hành động. Những lời dạy của Bác đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị.

Nhà nghiên cứu González Sáez đặc biệt ấn tượng với phong thái giản dị, khiêm nhường và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những lời dạy của Người vừa thấm đẫm giá trị lý luận và thực tiễn, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, vừa giản dị, dễ truyền tải, dễ ghi nhớ.

Trong báo cáo chính trị gửi Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng Lao động (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 2/1952, Bác khẳng định: “Nay tuy châu chấu đá voi/ Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra”.

Hồ Chủ tịch đến dự và phát biểu tại Đại hội thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” lần thứ I của các lực lượng vũ trang nhân dân, tháng 8/1965. (Ảnh: TTXVN)

Hồ Chủ tịch đến dự và phát biểu tại Đại hội thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” lần thứ I của các lực lượng vũ trang nhân dân, tháng 8/1965. (Ảnh: TTXVN)

Tầm nhìn sáng suốt, thấy trước được bước đi tất yếu của cách mạng đã được chứng minh 23 năm sau, khi chiếc xe tăng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến vào Dinh Độc lập.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại La Habana năm 1974, nhà lãnh đạo lịch sử của Cách mạng Cuba Fidel Castro đã nhấn mạnh: “Hồ Chí Minh hiểu rằng chỉ có giai cấp công nhân mới có thể tiến hành đấu tranh đến cùng, liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp bị áp bức trong nhân dân vì độc lập dân tộc và giải phóng xã hội. Đó là đóng góp phi thường cho tư tưởng cách mạng toàn cầu.”

Chuyên gia Cuba khẳng định Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ đáng ngưỡng mộ của Đảng và Nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại. Người đã để lại nhiều di sản quý giá, tư tưởng của Người là kim chỉ nam cho Đảng và Cách mạng Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận, chính trị, toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam nhưng có phạm vi toàn cầu, nêu bật những vấn đề ảnh hưởng đến nhân loại ở các châu lục.

Vì lẽ đó, Hội Hữu nghị Cuba-Việt Nam, Viện Cuba Hữu nghị với các dân tộc (ICAP) và Đại học La Habana mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tư tưởng của Người và phát huy các giá trị của di sản Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên mới.

Tiến sỹ González Sáez nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu và tiếp nối di sản Hồ Chí Minh để trao truyền cho các thế hệ mai sau.

Tư tưởng và nền tảng đạo đức của Bác Hồ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc gìn giữ và vun đắp mối quan hệ anh em truyền thống đặc biệt Việt Nam-Cuba, hai dân tộc tuy cách xa về mặt địa lý nhưng trái tim vô cùng gần gũi và tương đồng./.

Có thể bạn quan tâm

Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai làm việc với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai làm việc với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

(GLO)- Sáng 28-11, tại phòng họp Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai có buổi làm việc với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ sau buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy vào ngày 3-7-2024 đến nay và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Học Bác từ những điều giản dị nhất

Học Bác từ những điều giản dị nhất

(GLO)- Với phương châm “Học Bác từ những điều giản dị nhất”, Chi hội Phụ nữ buôn Đông Thuớ (xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức triển khai nhiều phong trào, hoạt động thiết thực nhằm khẳng định vị thế người phụ nữ cũng như đóng góp cho sự phát triển của địa phương.

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại TW

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại TW

(GLO)- Sáng 28-10, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống (1/11/1949-1/11/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh: Giữ vững truyền thống kiên trung, bất khuất

Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Gia Lai: Giữ vững truyền thống kiên trung, bất khuất

(GLO)- Với phẩm chất kiên trung, bất khuất, các cựu tù chính trị yêu nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai luôn là tấm gương sáng để truyền lửa cách mạng cho thế hệ trẻ. Và, Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh là nơi gắn kết nghĩa tình, tích cực chăm lo đời sống hội viên.

Phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở

Phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở

(GLO)- Chiều 9-10, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.

Gia Lai: Không để lọt vào cấp ủy các cấp những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực

Gia Lai: Không để lọt vào cấp ủy các cấp những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- 

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại Hội nghị giao ban công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực 9 tháng, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm.