Thương hoài hoa cải

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Có một loài hoa thân thương bình dị khiến lòng ta nao nao mỗi độ đông về. Thân thương bởi nó vốn là một món rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình Việt.

Bình dị vì nó không là đặc sản hay cao lương mỹ vị, cả cách nó mọc cây, lớn lên rồi trổ hoa cũng giản đơn, tự nhiên. Đó là cây hoa cải.

Vốn sinh ra để làm món ăn cho người nên sự sống của cây thường ngắn ngủi, chỉ vài tuần, thậm chí vài ngày. Người hái lá cải làm rau ghém, làm các món trộn salad từ khi cải còn là những cọng mầm non tơ chưa kịp xòe lá. Lớn thêm một chút thì làm rau xào, rau luộc, nấu canh, nấu lẩu hoặc muối dưa.

Cải hiến dâng sự sống của mình cho người khi còn non xanh như vậy nên hiếm khi nó có cơ hội trổ hoa. Hoặc giả nó có vươn ngồng, chưa kịp hé những nụ vàng bé xinh lấm tấm, người ta cũng đã vội cắt, vội hái.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Suốt tuổi thơ, tôi đã quen mùi cải. Không chỉ là vị ngọt thanh của cải bẹ, vị hăng hăng, nồng nồng của cải xanh, cải cay mà cả vị buồn thương của những tháng năm khó khăn. Những luống cải được mẹ gieo liên tục, hết lứa này đến lứa khác. Hầu như quanh năm, nhà lúc nào cũng sẵn một vại dưa cải muối.

Những sớm mùa đông rét mướt, mẹ nấu nồi khoai nóng, vắt thêm nắm dưa, một miếng khoai kèm một miếng dưa, ngọt bùi xen lẫn chua mặn, đậm đà đến khó quên. Những trưa hè nóng bức, mẹ nấu canh dưa, thi thoảng có thêm con cá lóc đồng, nước ngọt lựng vị cá, chua thanh mát mùi dưa, chỉ hít hà thôi đã thấy ngon ríu lưỡi.

Những kỳ giáp hạt, những ngày đói kém, chỉ một đĩa cải luộc hoặc bát cơm rang dưa là qua bữa. Tôi đã lớn lên cùng với những mùa cải trong vườn của mẹ, đủ để biết ơn một loài cây đã lặng lẽ cùng người đi qua no đói bao tháng năm.

Nhưng thứ tôi nhớ nhiều hơn trong tuổi thơ thiếu thốn ấy không phải là những món ăn từ cải mà chính là những mùa hoa của loài rau dân dã, mộc mạc ấy. Trong vườn mẹ luôn có những cây cải đẹp nhất, lá xanh bẹ lớn, không bị sâu bệnh, mẹ dặn đừng tỉa lá, ngắt ngọn, để nó ra hoa lấy hạt làm giống.

Được sống trọn đời mình, cải vươn ngồng trổ hoa rực rỡ, sắc vàng tươi thắm gọi ong bướm về, dập dờn bay liệng khắp vườn. Đẹp nhất là những ruộng cải ven sông, nơi phù sa bãi bồi màu mỡ, đi giữa ruộng cải mùa hoa nở như đi giữa miền cổ tích. Bạt ngàn, xao động, ngả nghiêng những nhành hoa vàng mơ ấm áp, đẹp và thơ đến lạ lùng.

Thuở ấy cơ hàn, điện thoại, máy ảnh không có, chẳng ai nghĩ đến chuyện chụp hình với hoa. Người lớn mải miết mưu sinh, chỉ lũ trẻ con chúng tôi thích chơi trốn tìm giữa thiên đường hoa cải. Chân trần lon ton giữa những vồng, những luống cao quá đầu, đuổi tìm nhau mải miết trong thế giới vừa thân quen vừa bí ẩn, nghển cổ lên thấy lùm hoa nào rung rinh xao động là lúi chúi chạy tới, tiếng reo cười lan một khúc sông quê…

Chơi chán lại ngắt hoa kết vòng đeo tay, làm vương miện đội đầu như cung phi, hoàng hậu. Cả một triền sông mùa đông như dải lụa vàng, hoa cứ đẹp, cứ ngời sáng trong nắng sớm, trong sương chiều, cả trong mưa phùn, gió bấc và giá lạnh căm căm.

Hẳn cải không bao giờ biết, có ngày mình được “đổi đời”. Ấy là khi cái ăn cái mặc đã đủ đầy, người ta trồng cải không chỉ để làm rau, dưa mà còn để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp. Độ mươi năm trở lại đây, mùa hoa cải trở thành mùa hút khách du lịch. Những đồng cải, những ruộng cải trở thành địa điểm dã ngoại, quay phim, chụp hình không chỉ của giới trẻ mà cả những người một thời chỉ biết đến vị cải trong món ăn.

Tôi cũng đôi ba lần chụp hình với đồng cải vàng ở thung lũng hoa Hồ Tây (Hà Nội), với đồi cải trắng ở Mộc Châu (Sơn La), nơi nào cũng đẹp, vẻ đẹp mộc mạc dịu dàng mê hoặc khiến lòng không sao quên được những mùa hoa cải ở bến sông quê.

Tôi đi xa tuổi thơ, xa mãi những chiều đứng trên đê ngắm triền sông rực vàng hoa cải. Mỗi độ đông về, thấy nụ cải tí hon trong nắm rau đồng bào mình mang bán, lòng lại nhớ nhung những tháng ngày xưa cũ, chân đất đầu trần chạy giữa rừng cải nở hoa.

Có thể bạn quan tâm

Chênh chao mùa về

Chênh chao mùa về

(GLO)- Những ngày này, mưa dường như đã ngừng rơi. Khoảng mênh mông bao la chờn vờn mây trắng bỗng trở thành phông nền cho bức tranh thiên nhiên vời vợi nắng. Gió cũng đã thao thiết trở mùa.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Thương những tàn phai

(GLO)- Giao mùa, khi làn gió mang hơi lạnh ào qua, những chiếc lá khô bứt khỏi cành rơi lả tả. Một chiếc lá rơi, một cánh hoa tàn, một buổi chiều nhạt nắng tạo nên khung cảnh tịch liêu với vẻ đẹp rất riêng. Có người bảo đó là cái đẹp của sự tàn phai.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.