Khu vườn của mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đang là thời điểm đẹp nhất của Tây Nguyên, khi màu nắng, sắc hoa bung tỏa khắp núi đồi. Từ dã quỳ vàng rực rỡ báo đông, cỏ đuôi chồn đong đưa trong gió, cỏ hồng ánh lên dưới mặt trời, cho đến những loài hoa bé xíu trong vườn cũng vươn lên đón nắng.

Chỉ độ ít ngày nữa thôi, hoa cà phê lại nở trắng cả sườn đồi ướp vùng đất trong hương thơm dào dạt.

Trong khu vườn của mẹ những ngày này rất khác. Tôi thấy vạt lá dong mơn mởn non xanh. Lại nhớ lần mẹ đi làm, xin ở nhà người dân gần rẫy một bụi đem về cắm xuống chỗ rãnh nước chảy ra. Sau 1 năm, bụi dong lên xanh mướt, mỡ màng. Cũng chỉ tầm hơn 1 tháng nữa thôi, từng chiếc lá dong có bề rộng ước chừng 2 gang tay sẽ ôm ấp những hạt nếp trắng mẩy, mớ đậu xanh vàng ươm, lát thịt mỡ thơm tiêu hành để đặt lên bàn thờ cặp bánh tét, bánh chưng tạ ơn trời đất, tổ tiên một năm mưa thuận gió hòa.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Trong khu vườn mẹ có cây tần ô sót lại ở cạnh bụi rau dền, nó nở bông vàng như hoa cúc cao vổng lên và nổi bật giữa xanh biếc của các loài rau mùa lạnh. Sau đợt mưa dài, vườn cây được cấp đủ dưỡng chất để vươn lên. Những cây bơ lại nở hoa chúm chím. Mẹ nói, có lẽ năm nay được mùa bơ, khi đàn ong mật rủ rỉ bay về từng đàn. Dưới những trụ hồ tiêu, mẹ thả đôi dây bí đao, đám quả chen chúc xanh rồi già mốc đi, nằm xếp chồng lên nhau. Mẹ nói đùa, bí của mẹ chỉ hít khí trời mà lớn, thử hỏi chỗ nào trồng được chuẩn organic hơn. Còn đám chanh dây cũng cứ thế mà trĩu quả, mẹ hái từng bao gửi cho các con ở phương xa.

Mùa khô đến cũng là khi họ hàng nhà cải được gió nhanh lớn. Trong vườn mẹ gieo đủ loại: hành, ngò, cải, súp lơ, bắp sú... Dường như khu vườn như là nơi Tết chạm ngõ đầu tiên.

Vườn có những cây bơ già, mít cổ thụ, ổi vài chục năm, nhiều cây có tuổi bằng chị em chúng tôi, có cây đúng bằng khoảng thời gian ba mẹ dắt díu nhau vào Gia Lai sinh cơ lập nghiệp. Khu vườn chứng kiến từng thay đổi của con đường, ngôi nhà, nhìn chúng tôi lớn lên. Cây cũng thế, già đi, gầy guộc, khẳng khiu theo năm tháng nhưng chưa thấy cây buồn bao giờ. Vậy nên, vườn cây của mẹ còn làm nhiệm vụ chữa lành vết thương. Mỗi ngày buồn bã, stress, tôi thả dép, đi chân trần dạo trong khu vườn, khi đưa tay ngắt nhánh hoa xinh cài lên mái tóc, hái một chiếc lá xoăn, đung đưa vắt chân trên những cành bơ, cành ổi. Tuổi thơ hiện về trong trẻo trên bầu trời ngăn ngắt xanh. Ở đó, ba tôi vẫn đưa tay vẫy vẫy, ánh mắt hiền từ chập chờn hiện lên trên chiếc võng mà ba vẫn mắc ngoài vườn cây. Ba đi xa rồi, mai vẫn nở, hoa dẻ vẫn thơm, bông trang vẫn thắm đỏ.

Những ngày chạm đông, heo heo chút lạnh khẽ khàng, gió lay nhè nhẹ. Tôi bước về khu vườn nhỏ mà lòng chộn rộn, xốn xang. Một năm rồi. Trẻ con thêm lớn, người già thêm tuổi, cây thêm mắt rễ rồi chúng cũng lại tái sinh trong hình hài diện mạo khác. Nhưng với tôi, dù thời gian có thay đổi như thế nào thì khu vườn của mẹ vẫn như thế, luôn rực rỡ sắc màu và đượm mùi hương, vẫn mãi là khu vườn ôm trọn cảm xúc của tôi, một đứa con ở xa vừa trở về nhà.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.