Thủ tướng dự Diễn đàn quốc tế nông nghiệp hữu cơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 16-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Diễn đàn quốc tế nông nghiệp hữu cơ 2017 với chủ đề "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Xu thế hội nhập quốc tế".
 

 

Hơn 450 đại biểu là đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương, các chuyên gia, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và 27 tổ chức quốc tế, đại sứ quán của các nước tại Việt Nam tham dự Diễn đàn. Sự kiện được kỳ vọng là cơ hội để các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm về những định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ thời gian tới ở Việt Nam.

Đây cũng là cơ hội quảng bá, kết nối các chuyên gia và là cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp sản xuất về nông nghiệp hữu cơ trong và ngoài nước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay tốc độ phát triển cũng như nhu cầu về nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam đang gia tăng nhanh.

Thế giới có 50,9 triệu ha được canh tác hữu cơ và tiềm năng thị trường tới 81,6 tỷ USD. Tại Việt Nam đến nay có 33/63 tỉnh, thành phố đã phát triển nhiều mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ với diện tích đạt hơn 76,6 nghìn ha, tăng gấp 3,6 lần so với năm 2010. Khoảng 60 tập đoàn, DN, cơ sở sản xuất đã đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ - lĩnh vực được xem là có nhiều thuận lợi để phát triển ở Việt Nam. Việt Nam có nhiều kinh nghiệm sản xuất của ông cha để lại. Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, 3/4 diện tích là núi và cao nguyên, có hệ sinh thái đa dạng, phong phú.

 

 

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường và góp phần quan trọng để phục hồi, duy trì, bảo dưỡng hệ sinh thái tự nhiên cũng như sức khỏe con người. Phát triển nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng của thế giới và Việt Nam sẽ đón đầu xu hướng đó. Trong các biện pháp thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ phát triển, biện pháp hàng đầu phải hoàn thiện thể chế, các cơ chế, chính sách. Tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp cùng các đơn vị khác hoàn thiện dự thảo Nghị định về sản xuất nông nghiệp hữu cơ để trình Thủ tướng có thể ký ban hành trong thời gian sớm nhất.

Ngay sau khi Nghị định được ban hành, Bộ sẽ xây dựng “Đề án về nông nghiệp và thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam”.

Chính phủ luôn ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực phát triển một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường, trong đó có nông nghiệp hữu cơ. Tại lễ khởi động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại xã Xuân Khê, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ngày 2-2-2017, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần kiến tạo của Chính phủ là phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, thông minh để phục vụ hơn 93 triệu dân với thực phẩm, lương thực sạch và hướng vào xuất khẩu.

Đức Tuân/chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.