Thủ tướng chỉ đạo triển khai chương trình Sóng và máy tính cho em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến.

 Học sinh Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội, bắt đầu năm học mới 2021-2022 theo hình thức trực tuyến (CTV/Vietnam+)
Học sinh Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội, bắt đầu năm học mới 2021-2022 theo hình thức trực tuyến (CTV/Vietnam+)


Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 6218/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về xây dựng và triển khai Chương trình “sóng và máy tính cho em”.

Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến, thúc đẩy phát triển xã hội số.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, học sinh ở nhiều tỉnh thành trên cả nước đã phải bước vào năm học mới với hình thức học trực tuyến. Để triển khai hình thức học tập này, sóng Internet và thiết bị cá nhân như máy tính hoặc điện thoại smart phone là những yếu tố điều kiện vật chất tiên quyết.

Trong khi đó, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các em ở vùng sâu, vùng xa không đủ điều kiện sắm các trang thiết bị cá nhân. Nhiều khu vực miền núi không có sóng Internet. Ở các thành phố lớn có số lượng học sinh lên đến hàng triệu em như lại có hiện tượng quá tải đường truyền, khiến học sinh và giáo viên liên tục bị thoát tài khoản khỏi lớp học ảo, làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 3/9/2021 về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19. Tại chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và các địa phương cùng vào cuộc, triển khai nhiều giải pháp để giúp học sinh có thể vượt qua khó khăn, có một năm học hiệu quả, trong đó có việc ưu tiên nguồn lực hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới.

Theo Phạm Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.