Thủ tướng Campuchia phản ứng về tin bán sân bay quốc tế Phnom Penh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủ tướng Hun Manet mới đây đã lên tiếng về tin đồn liên quan thỏa thuận được đề xuất về việc bán sân bay quốc tế Phnom Penh (PPIA) với giá 3 tỉ USD cho một công ty tư nhân.

Tờ Khmer Times hôm nay 19.5 đưa tin Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố chỉ có hai cá nhân có thẩm quyền đưa ra quyết định liên quan đến sân bay quốc tế Phnom Penh (PPIA) là cựu Thủ tướng Hun Sen và chính ông, với tư cách là người đứng đầu chính phủ Campuchia hiện nay.

Sân bay quốc tế Phnom Penh ở Campuchia sẽ chính thức ngừng hoạt động thương mại vào nửa đêm ngày 9.7. Ảnh: Chụp màn hình Khmer Times
Sân bay quốc tế Phnom Penh ở Campuchia sẽ chính thức ngừng hoạt động thương mại vào nửa đêm ngày 9.7. Ảnh: Chụp màn hình Khmer Times

"Những ngày này, tôi đã thấy cuộc tranh luận công khai cho rằng PPIA, thường được gọi là sân bay Pochentong, đã được bán cho một công ty tư nhân dựa trên một thỏa thuận được cho là đã có từ cách đây 15 năm", ông Hun Mannet phát biểu tại lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Cảnh sát quốc gia Campuchia tại tỉnh Kandal hôm 16.5.

"Tôi muốn giải thích một cách ngắn gọn với người dân rằng chính phủ hoàng gia, trong nhiệm kỳ trước và dưới sự lãnh đạo hiện tại của tôi, chưa bao giờ có chính sách bán PPIA cho bất kỳ công ty tư nhân nào, trong quá khứ cũng như tương lai. Tuy nhiên, sân bay vẫn sẽ có thể dành cho các trường hợp hạ cánh khẩn cấp", ông Hun Manet nhấn mạnh.

Thủ tướng Hun Manet xác nhận rằng PPIA sẽ chính thức ngừng hoạt động vào nửa đêm ngày 9.7, với tất cả các chuyến bay và hoạt động chuyển sang sân bay quốc tế Techo mới ở tỉnh Kandal bắt đầu từ ngày 10.7. Ông cho biết thêm chuyến bay theo lịch trình cuối cùng từ PPIA sẽ là chuyến khởi hành của Hãng hàng không Korean Air.

Ông Hun Manet cũng cảnh báo các nhà đầu tư tiềm năng rằng địa điểm PPIA không được bán hoặc trao đổi cho bất kỳ dự án phát triển kinh tế nào, đồng thời kêu gọi họ tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nơi khác.

Cũng theo ông Hun Manet, chính phủ Campuchia đã chuyển giao quyền giám sát đất sân bay cho Ban Thư ký Nhà nước về Hàng không Dân dụng (SSCA), với các chỉ dẫn rõ ràng để bảo vệ ý nghĩa lịch sử của PPIA và đảm bảo bất kỳ mục đích sử dụng nào trong tương lai đều mang tính bền vững và mang lại lợi ích cho công chúng, đồng thời vẫn giữ địa điểm này là tài sản của nhà nước.

Ông Hun Manet lưu ý rằng một số người ước tính diện tích đất của PPIA, khoảng 300 ha ở trung tâm thủ đô Phnom Penh, có thể có giá hơn 3 tỉ USD nếu tính theo giá 1.000 USD/m2. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng không có giá trị bằng tiền nào có thể vượt qua tầm quan trọng lịch sử và giá trị của sân bay 70 năm tuổi này đối với công chúng, theo Khmer Times.

Campuchia nói dự án kênh đào Phù Nam Techo đúng tiến độ, chuẩn bị giai đoạn 2.

Theo Văn Khoa (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

Hiệp định Biển cả (Ảnh minh họa: Ambafrance)

Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ để có hiệu lực: Dấu mốc lịch sử

(GLO)-Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ của 60 quốc gia để có hiệu lực ngay từ đầu năm 2026. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 55 quốc gia đã hoàn tất phê chuẩn hiệp định, khoảng 15 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn với ngày cụ thể và 15 quốc gia khác sẽ hoàn tất vào cuối năm.

null