Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến: Gia Lai cần phải hướng đến chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 8-1, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT do ông Phùng Đức Tiến-Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai về công tác phòng-chống dịch bệnh động vật; xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; tình hình triển khai Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn.



Về phía tỉnh có đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên dự khuyến Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh; đồng chí Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng dự có lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài  nguyên và Môi trường.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Lê Nam
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Lê Nam


Tiềm năng lớn trong phát triển ngành chăn nuôi

Báo cáo với đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Gia Lai là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn thứ hai cả nước với hơn 1.551.098 ha, đất nông nghiệp 1.391.236 ha, chiếm 89,69%; đất sản xuất nông nghiệp là 802.401 ha, chiếm 51,73% đất tự nhiên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 6,3%. Có 14/21 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt, vượt kế hoạch Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Tuy nhiên, có 7 chỉ tiêu không đạt do tác động của dịch Covid-19, thiên tai, dịch bệnh.

Trong năm, tỉnh đã chuyển đổi 7.705 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Một số doanh nghiệp đã xuất khẩu nông sản qua châu Âu theo Hiệp định EVFTA. Toàn tỉnh có 88 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 97 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới, 149 sản phẩm OCOP 3-4 sao.

Đồng chí Kpă Thuyên-Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ảnh: Lê Nam
Đồng chí Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ảnh: Lê Nam


Toàn tỉnh có tổng đàn gia súc, gia cầm tương đối lớn so với các địa phương khác của cả nước với đàn bò trên 417.000 con; đàn trâu trên 14.140 con; đàn heo trên 425.250 con; đàn gia cầm trên 3.469.000 con. Sản phẩm chăn nuôi như thịt trâu, bò hơi 41.413 tấn, tăng 13%; thịt heo hơi 54.720 tấn, tăng 6,4%; thịt gia cầm đạt 9.000 tấn; sản lượng sữa tươi đạt hơn 30.000 tấn/năm. Ngành chăn nuôi của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang quy mô lớn, chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi khép kín, an toàn sinh học, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất. Đến nay đã có 125 trại bò, số lượng trên 8.000 con; 204 trại heo, số lượng trên 85.000 con; 75 trại gà, số lượng trên 743.000 con. Tỉnh thu hút được 96 dự án chăn nuôi đang được nhà đầu tư quan tâm với tổng diện tích khoảng 2.963 ha, vốn đầu tư khoảng 11.632 tỷ đồng. Có 14 dự án chăn nuôi đã được UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích khoảng 926 ha, tổng vốn đăng ký 1.682 tỷ đồng (6 dự án đã đi vào hoạt động với tổng quy mô 7.000 con bò sữa, trên 4.400 bò thịt, trên 26.700 con heo). Đồng thời, hình thành liên kết chăn nuôi theo chuỗi giá trị của các công ty với người chăn nuôi như: Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh, Công ty cổ phần chăn nuôi Trung Nguyên...

Trong năm, tỉnh đã mua 8.945 lít hoá chất benkocid và Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ 5.000 lít hoá chất benkocid để triển khai công tác khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, tiêu diệt mầm bệnh trong công tác phong-chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Trong đó, phát động 3 đợt “tháng tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng” trên toàn tỉnh với hơn 11.864 lít benkocid, 1.534 lít hoá chất khác và 14.380 kg vôi bột, với tổng diện tích khử trùng tiêu độc hơn 25 triệu lượt m2. Tổ chức tiêm phòng theo Chương trình quốc gia phòng-chống bệnh lở mồn long móng được 667.032 liều, đạt 99% kế hoạch; tiêm vắc xin dại được 12.360 liều, đạt 100% kế hoạch; tiêm vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò được 203.600 liều, đạt 100% kế hoạch; tiêm vắc xin kép (tụ huyết trùng+phó thương hàn nhược độc) và dịch tả heo (tiêm kèm kép) được 124.940 liều, đạt 97% kế hoạch. Tuy nhiên, năm 2020 bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra tại 51 hộ ở 27 thôn, làng của 17 xã, phương, thuộc 7 huyện (Chư Păh, Ia Grai, Krông Pa, Mang Yang, Ia Pa, Phú Thiện và thị xã Ayun Pa) với số lượng lợn tiêu hủy là 540 con, khối lượng 20.827 kg.

Ngoài ra, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 845/KH-UBND tỉnh triển khai thi hành Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tổ chức tuyên truyền, phố biến, quán triệt Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thông qua lồng ghép chuyên đề trong các hội nghị, lớp tập huấn.

Chuyển dịch theo hướng trang trại, chuỗi khép kín, an toàn sinh học

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, thời gian tới, Gia Lai tiếp tục tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp, đẩy mạnh tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi sạch, hữu cơ, an toàn sinh học. Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi. Thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tự động, thông minh. Tạo cơ chế, chính sách phù hợp để ưu tiên thu hút nhà đầu tư thực hiện các dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, hiện đại; dự án xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi để cung cấp nhu cầu sử dụng trong và ngoài tỉnh; dự án xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm từ chăn nuôi.

 Ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT bào cào với đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ảnh: Lê Nam
Ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo với đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ảnh: Lê Nam

Tiếp tục nâng cao chất lượng con giống chăn nuôi kể cả trong chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại bằng cách thúc đẩy phát triển công tác lai tạo, chọn lọc và sử dụng các giống bò, heo và gia cầm có năng suất, chất lượng và mang lại giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định. Tập trung thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phòng-chống dịch bệnh động vật không để các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan vào đàn gia súc trên địa bàn tỉnh.

Trao đổi với Đoàn công tác, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên cho biết: Gia Lai là tỉnh nông nghiệp và định hướng trong thời gian đến vẫn là tập trung cho phát triển nông nghiệp, trong đó có ngành chăn nuôi nên đại phương rất ủng hộ. UBND tỉnh mong muốn thời gian tới Bộ Nông nghiệp và PTNT giới thiệu về các doanh nghiệp lớn có tiềm năng để đầu tư vào địa bàn Gia Lai. Đồng thời, tỉnh sẽ ủng hộ và tạo mọi điều kiện để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp...

 Ông Phùng Đức Tiến-Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai. Ảnh: Lê Nam
Ông Phùng Đức Tiến-Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai. Ảnh: Lê Nam


Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng cho biết chân nuôi của tỉnh còn có quy mô nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện tỷ lệ bò lai của tỉnh còn thấp chỉ đạt khoảng 32%, trong khi đó cả nước tỷ lệ bò lai đạt hơn 60%. Còn đàn heo được xem lớn nhất Tây Nguyên với trên 425.000 con, tuy nhiên so với tỉnh Đồng Nai 2,5 triệu con thì còn rất nhỏ. Do đó theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, để phát triển quy mô lớn, Gia Lai cần phải hướng đến ứng dụng công nghệ cao, phải nuôi hướng thịt trong chăn nuôi, giảm thiểu ô nghiễm môi trường, có sức cạnh tranh lớn...
 

LÊ NAM
 

Có thể bạn quan tâm

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

(GLO)- Chiều 27-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cùng các bộ, ngành liên quan.