Thông tin mới vụ nam sinh lớp 9 bị nhóm người đe dọa, ép bốc đất ăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Do mâu thuẫn từ trước, 2 học sinh khác đã đe dọa, ép một nam sinh lớp 9 bốc đất ăn, hút thuốc.

Ngày 23-10, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An cho biết đơn vị đã báo cáo sự việc một nam sinh trên địa bàn bị bạn ép ăn đất, hút thuốc lá tới Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An.

Em Đ. bị nhóm bạn ép bốc đất ăn
Em Đ. bị nhóm bạn ép bốc đất ăn

Theo đó, ngày 22-10, Phòng GD-ĐT Nam Đàn nhận được thông tin trên mạng xã hội xuất hiện clip vụ việc một nam học sinh lớp 9, Trường THCS Anh Xuân, huyện Nam Đàn bị bắt ép ăn đất, hút thuốc lá. Lập tức, Phòng đã trực tiếp làm việc với nhà trường để xác minh sự việc.

Sự việc xảy ra lúc 21 giờ ngày 19-10, tại khu vực cánh đồng thuộc xã Nam Anh, huyện Nam Đàn sau buổi sinh hoạt đoàn xã Nam Anh tổ chức. Nguyên nhân là do mâu thuẫn từ trước giữa em N.V.T. với em V.H.Đ. (lớp 9C, Trường THCS Anh Xuân). Do đó, khi gặp Đ. trên đường thì em P.T.N. (học sinh lớp 11A4 - Trường THPT Mai Hắc Đế, huyện Nam Đàn, bạn của T.) đã bắt ép Đ. phải ăn đất, buộc Đ. hút 2 điếu thuốc lá và phải nuốt khói thuốc.

Trong khi em N. ép buộc, dọa nạt nạn nhân thì em N.V.T. (học sinh lớp 9E Trường THCS Anh Xuân) đã dùng điện thoại quay clip, sau đó em T. đã gửi clip cho nhóm bạn trong lớp.

Khi phát hiện clip phát tán trên mạng xã hội, nhà trường đã trực tiếp báo cáo Phòng GD-ĐT và chính quyền địa phương. Phòng GD-ĐT đã phối hợp Công an huyện, chỉ đạo Công an xã cùng nhà trường điều tra vụ việc.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip dài hơn 2 phút ghi lại cảnh em Đ. bị một nhóm người bắt ngồi xổm tại một khu đất và bị buộc phải tự tay bốc đất ăn. Bị khống chế, Đ. chỉ còn biết tự bốc đất viên thành cục đưa vào miệng trong sự hả hê của nhóm người trên. Chưa dừng lại, sau đó em Đ. còn bị ép buộc hút 2 điếu thuốc lá và "phải nuốt khói thuốc".

Được biết, sau khi sự việc xảy ra, em Đ. đã được người thân đưa đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Đến sáng 23-10, em Đ. đã đi học trở lại.

Theo Đức Ngọc (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.